Trẻ 6-7 tuổi dậy thì sớm, chuyên gia cảnh báo nhiều nguy cơ
Gần nhất là bé L.N.M, 9 tuổi, học lớp 4. Cơ thể bé có những sự phát triển vượt trội khi so sánh với các chỉ số thông thường của lứa tuổi. Chiều cao đã đạt 1m49, nặng 55kg, vòng ngực 95.
May mắn, sau hơn 1 năm điều trị, các chỉ số hormone của bé đã duy trì ở mức ổn định.
Hiện nay, tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã có trên 30 bệnh nhi đang điều trị dậy thì sớm. Hàng tháng, thông qua khám chữa bệnh, các bác sĩ cũng đều ghi nhận thêm những trường hợp được phát hiện mới, phần lớn là bé gái.
Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm hiện vẫn chưa được xác định cụ thể. Song, chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố tác động đến tuổi dậy thì. Trẻ mắc bệnh béo phì thường dậy thì sớm hơn so với trẻ cùng tuổi.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lan Linh, khoa Hô hấp – Tim mạch –tiêu hóa- thần kinh cho biết, dậy thì sớm là sự xuất hiện những biểu hiện về thể chất và hormon của tuổi dậy thì ở lứa tuổi sớm hơn bình thường. Theo các chuyên gia y tế là trước 8 tuổi ở trẻ gái và trước 9 tuổi ở trẻ trai.
Nếu thời gian trước, trẻ dậy thì sớm thường không được phát hiện kịp thời thì nay, cùng với việc các điều kiện phát hiện chẩn đoán đầy đủ hơn cũng như nhận thức của cộng đồng được nâng cao, số trẻ dậy thì sớm cũng được ghi nhận tăng lên theo thời gian.
Theo bác sĩ Linh, dậy thì sớm khiến trẻ không phát triển tối ưu về mặt chiều cao, thể chất, cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới tâm sinh lý.
Để hạn chế dậy thì sớm ở trẻ, bác sĩ Linh khuyến cáo, cha mẹ nên giới hạn cân nặng của trẻ, các thực phẩm quá nhiều chất cũng nên hạn chế, không nên tiếp xúc với các văn hóa phẩm vượt lứa tuổi. Các dấu hiệu rõ ràng nhất là sự phát triển chiều cao vượt trội.
Với các bạn nữ có thể là sự phát triển của ngực, vùng kín, mùi cơ thể, giọng nói… đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất để các bậc phụ huynh phát hiện và đưa trẻ đến khám.
Trẻ được tiêm hormone đúng cách sẽ làm chậm được quá trình dậy thì sớm, vẫn có thể đạt được chiều cao cuối theo di truyền của bố mẹ. Các áp lực tâm sinh lý cũng được hạn chế, giúp trẻ phát triển đúng độ tuổi.
Tuy nhiên việc điều trị này vẫn cần được thực hiện tại các cơ sở y tế để đảm bảo trẻ được đánh giá và đưa ra phương hướng phù hợp nhất", bác sĩ Linh chia sẻ.
Thực hư ăn hành tây nướng ngừa bệnh đột quỵ
Trên mạng có thông tin ăn hành tây nướng thường xuyên sẽ phòng ngừa được bệnh đột quỵ, thực hư...
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...