Trẻ 5 tuổi bị nôn, mẹ nên xử trí như thế nào?
1. Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị nôn
Bé 5 tuổi có thể bị nôn do nhiều nguyên nhân khác sau. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến:
- Viêm dạ dày ruột: Viêm dạ dày ruột là một bệnh nhiễm trùng đường ruột. Đó là một nguyên nhân gây nôn ở trẻ em và thường kéo dài vài ngày.
- Dị ứng thực phẩm: Dị ứng thực phẩm có thể gây nôn ở bé 5 tuổi. Nó đi kèm các triệu chứng khác như phát ban đỏ, nổi mề đay, mặt, mắt, môi lưỡi, miệng hoặc vòm miệng bị sưng.
- Nhiễm trùng: Nôn mửa đôi khi có thể là dấu hiệu nhiễm trùng khác với viêm dạ dày ruột, như nhiễm trùng đường tiểu (UTI), viêm tai giữa, viêm phổi hoặc viêm màng não.
Liên lạc với bác sĩ nếu bé bị ói mửa kèm theo các triệu chứng khác của nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt cao và mệt mỏi.
- Viêm ruột thừa: Viêm ruột thừa cũng khiến bé 5 tuổi bị nôn mửa. Nó kèm theo triệu chứng đau bụng. Trong hầu hết các trường hợp viêm ruột thừa, bé cần phải được phẫu thuật.
- Ngộ độc thực phẩm: Khi bé ăn phải thức ăn hết hạn sử dụng cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc dẫn đến nôn mửa. Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện cấp cứu khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
2. Cách xử lý hiệu quả trẻ 5 tuổi bị nôn
Khi bé bị nôn, mẹ cần để mắt đến bé liên tục. Điều quan trọng là mẹ cần tìm ra chính xác nguyên nhân khiến bé bị nôn. Nếu bé nôn kèm theo triệu chứng mệt mỏi, khó chịu, sốt thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Ngoài ra mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau tại nhà để giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe:
- Bù nước cho bé: Điều quan trọng khi bé bị nôn là mẹ cần phải cho bé uống nước liên tục để cơ thể đủ nước. Mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải để thay thế nước và muối bị mất khi bé nôn. Ngay cả khi bé uống vào tiếp tục bị nôn thì mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé uống thêm nước.
- Chế độ ăn uống phù hợp: Khi bé bị nôn, mẹ nên cho bé ăn thức ăn lỏng, loãng thay vì thức ăn rắn. Như vậy bé sẽ dễ dàng tiêu hóa hơn và đường ruột của bé không bị quá tải. Mẹ có thể cho bé ăn cháo loãng, súp rau củ… Nhiều bố mẹ thường kiêng kem quá mức khi bé bị nôn khiến bé bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thiếu chất là không nên. Dù bé bị ốm bố mẹ vẫn nên đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất cho bé.
- Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ: Khi bé bị nôn mẹ nên để bé ngủ nhiều để nhanh hồi phục sức khỏe. Khi bé ngủ bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Không tự ý cho bé sử dụng thuốc: Mẹ không nên tự ý cho bé uống thuốc chống nôn vì một số loại thuốc có tác dụng không tốt với bé 5 tuổi.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.