Phụ Nữ Sức Khỏe

7 cách để bé không ốm khi đi nhà trẻ

Nhiều cha mẹ lo lắng về việc con khóc, biếng ăn, hay ốm khi học mẫu giáo. Thậm chí, nhiều bé mới đi học vài ngày đã nghỉ ốm cả tuần, trở thành nỗi ám ảnh với cả gia đình.

Theo nghiên cứu và thống kê, trẻ đi mẫu giáo trước 2,5 tuổi bị bệnh hô hấp và viêm tai nhiều hơn các em bé được chăm sóc ở nhà. Trường học và nhà là hai môi trường sống khác nhau hoàn toàn. Khi đến trường, bé được tiếp xúc với nhiều bạn, dùng chung đồ dùng cá nhân như chăn, gối hoặc đồ chơi có thể bị lây bệnh dễ dàng. Chị Phạm Kiều Trang (25 tuổi, Hà Nội), mẹ của bé Táo (15 tháng tuổi) chia sẻ một số kinh nghiệm để giúp bé hạn chế ốm khi đi học mầm mon. 

Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch
Cha mẹ hãy đảm bảo con được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Với những mũi tiêm chủng dịch vụ, tùy vào hoàn cảnh và quan điểm của gia đình nhưng cũng nên cho bé tiêm đủ, đặc biệt là mũi vắc xin phòng bệnh cúm vào tháng 9, tháng 10 hàng năm. Cha mẹ và nhà trường cũng nên thống nhất tiêm đủ các mũi bắt buộc mới được đến trường để hạn chế nguy cơ mắc, lây bệnh cho các bé khác.

Đảm bảo con ngủ đủ
Trẻ từ 1-3 tuổi cần ngủ khoảng 13-14 tiếng/ngày, trẻ từ 3-6 tuổi cần khoảng 11-12 tiếng/ngày. Ngoài thời gian ngủ ở trường (thường 2-2,5 tiếng), cha mẹ cần đảm bảo ở nhà con ngủ khoảng 11 tiếng với trẻ 1-3 tuổi, 9 tiếng với trẻ 3-6 tuổi.

Ngủ đủ giấc giúp bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Ảnh: Vicare

Nếu con thức dậy vào 7h, buổi tối trẻ 1-3 tuổi nên đi ngủ khi 20h-21h, trẻ 3-6 tuổi ngủ khi 21h-22h. Nhiều bé thường thức quá muộn vào buổi tối, điều này hoàn toàn có thể điều chỉnh được, chủ yếu do phụ huynh sắp xếp.

Rửa tay cho bé với xà phòng
Cả nhà hãy cùng nhau áp dụng rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thay bỉm, vệ sinh cho bé, đi từ bên ngoài về nhà.

Cha mẹ nên yêu cầu nhà trường thực hiện việc rửa tay cho các bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Phụ huynh cũng cần yêu cầu giáo viên của con rửa tay với xà phòng trước khi cho trẻ ăn, sau khi vệ sinh cho trẻ hay dọn dẹp phòng học. Thói quen này của cô cũng giúp làm giảm nguy cơ bị ốm cho trẻ rất nhiều.

Dạy bé cách giữ vệ sinh cá nhân
Mẹ nên hướng dẫn bé không dụi mắt, dụi mũi bằng tay mà sử dụng khăn giấy. Tay người có hàng nghìn vi trùng nếu không được rửa sạch. Khi bé chạm mắt và mũi, tạo điều kiện cho chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Mẹ có thể dạy bé thói quen dùng khuỷu tay che miệng khi hắt xì hơi và ho hoặc dùng khăn giấy.

Bé Táo luôn vui vẻ, khỏe mạnh nhờ được mẹ chăm sóc đúng cách. Ảnh: NVCC

Tăng cường hoạt động ngoài trời
Trẻ em cần được vận động ít nhất là 30 phút mỗi ngày với các hoạt động thể chất. Vận động không chỉ giúp trẻ thoải mái, vui vẻ, phát triển mà còn ăn ngủ tốt hơn, tăng cường sức đề kháng. Vì thế, nếu ở trường các hoạt động vận động, thể chất, vui chơi không được chú trọng thì bố mẹ phải bù đắp khoảng trống này bằng cách cho bé vận động đi bộ, đi xe thăng bằng... vào buổi chiều sau khi ở trường về.

Nhà trường và phụ huynh nên thống nhất tăng cường thời gian vận động, hoạt động ngoài trời của trẻ nếu thời tiết không quá nóng, quá lạnh. Việc ra ngoài trời thường xuyên, hít thở không khí và thích ứng với nhiệt độ ngoài trời là cách rất tốt để tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Đảm bảo vệ sinh ở trường học
- Yêu cầu nhà trường và các phụ huynh khác không để trẻ đi học nếu ốm, sốt, viêm, tiêu chảy, mắc các bệnh dễ lây. Việc chăm sóc ở nhà giúp bé nhanh khỏi hơn và cũng hạn chế lây bệnh cho các bé khác trong lớp.

- Yêu cầu nhà trường đảm bảo không chung thìa, chung khăn mặt giữa các bé trong lớp, mỗi bé 1 khăn và 1 thìa ăn riêng. Nếu các cô giáo lau mặt cho các bé cùng một khăn hoặc ăn chung thìa, gia đình nên cân nhắc vì tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cao giữa các trẻ với nhau.

Bình tĩnh khi con ốm
Mỗi lần ốm là một cơ hội tập dượt để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe cho trẻ, trung bình trẻ sẽ ốm 8-12 lần/năm. Việc cha mẹ chăm sóc con đúng cách khi con bị ốm, giảm sử dụng thuốc không cần thiết, cho cơ thể bé có cơ hội chiến đấu và tăng cường sức đề kháng cũng là cách để giúp trẻ ít ốm hơn khi đi học.

Theo Kiều Trang/Zing

Tin liên quan

Tiền lì xì ngày Tết của trẻ: Con thích tùy ý sử dụng, mẹ luôn chọn cách "giữ hộ"

Hầu hết các bé đều cho biết muốn tự giữ tiền lì xì của mình nhưng lại luôn được mẹ...

Vì sao rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi?

Rốn trẻ sơ sinh sau 7 đến 10 ngày chào đời sẽ tự rụng. Tuy nhiên nếu rốn bé có...

Trời lạnh dưới 10 độ C, trẻ em một tuần không tắm có sao không?

Mùa đông mẹ không cần tắm cho bé sơ sinh hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên kéo quá...

Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cân, mẹ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh lười bú, chậm tăng cân là một vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng. Hãy cùng tìm...

Rung lắc, tung, tát trẻ nhỏ có thể làm mù mắt các em

"Không ít trẻ em đã chịu bạo hành từ người lớn và chịu tổn thương nghiêm trọng về thể xác,...

Những nguyên tắc kiểm soát hành vi xấu của trẻ

Có những thời điểm trẻ bộc phát những hành vi xấu như ném đồ ăn, la hét hay thậm chí...

Những ngày rét dưới 10 độ C có nên đi tất cho trẻ khi ngủ?

Cũng giống như người lớn, cơ thể bé khi ngủ là lúc nhạy cảm và yếu nhất, nên việc giữ...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

21 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

21 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 12 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 12 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 12 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 16 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 16 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 21 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình