Trẻ 5 tháng tuổi bị sổ mũi: Cha mẹ cần làm gì?
Nội dung bài viết
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi
Sổ mũi là triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý, một khi lớp niêm mạc mũi bị kích thích làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất, tiết dịch nhiều hơn bình thường gây hiện tượng chảy nước mũi. Khi bị sổ mũi nhiều có thể làm bé khó chịu, đặc biệt là khi bé bú và ngủ.
Nếu cha mẹ không trị dứt điểm mà để lâu có thể dẫn tới các biến chứng như viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa.
Những lý do có thể khiến trẻ 5 tháng bị sổ mũi như:
Cảm lạnh và cúm: Do hệ miễn dịch chưa trưởng thành nên cảm lạnh và cảm cúm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là bệnh gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, đặc biệt vào thời điểm giao mùa là thời điểm thuận lợi để virus sinh sôi, phát triển gây bệnh.
Bệnh lây truyền từ người này sang người khác, qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Amygdales và VA sưng to: Amygdales và VA là hàng rào của cơ thể phòng chống nhiễm trùng. Chúng lọc vi khuẩn và virus xâm nhập qua mũi và cổ họng và sản sinh kháng thể để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Đôi khi Amygdales và VA bị viêm nhiễm, sưng to gây tắc nghẽn mũi hoặc sổ mũi thường xuyên.
Kèm với biểu hiện sổ mũi, cha mẹ sẽ để ý khi ngủ trẻ hay ngáy vì vậy cần đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra chính xác và điều trị kịp thời, tránh tình trạng viêm nhiễm lặp đi lặp lại nhiều lần.
Không khí khô: Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với không khí khô. Khi trẻ tiếp xúc với không khí khô vào mùa đông sẽ làm khô chất tiết mũi của bé, từ đó gây ra nghẹt mũi.
Chất gây dị ứng: Các chất gây kích thích như gió, bụi, khói hóa học, khói thuốc lá và sữa (được đưa lên mũi khi bé bị ọc sữa)… có thể gây kích ứng các niêm mạc mũi. Sự kích ứng này dẫn đến sổ mũi hay nghẹt mũi.
Dị vật ở mũi: Trẻ nhỏ rất tò mò và thỉnh thoảng có thể để vật nhỏ như hạt gạo, nút áo, giấy…vào trong mũi của bé. Nếu trường hợp này xảy ra, cha mẹ có thể thấy mũi sẽ sưng, gây đau, chảy nước mũi đôi khi kèm theo máu.
Khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ 5 tháng tuổi sổ mũi, trẻ sẽ bị nghẹt mũi một xíu, hắt hơi và bắt đầu chảy mũi trong.
Ngoài ra, một số trường hợp trẻ sơ sinh bị sổ mũi vàng hoặc mũi đặc xanh, có thể bé đã bị nhiễm khuẩn.
Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
Trẻ 5 tháng bị sổ mũi phải làm sao là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh khó hơn các trẻ lớn, đặc biệt là việc dùng thuốc sẽ khiến trẻ bị nôn ói hoặc rối loạn tiêu hoá.
khi trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi, cha mẹ nên ưu tiên việc vệ sinh mũi và loại bỏ hết chất nhày trong mũi bằng các biện pháp sau:
Nhỏ nước muối sinh lý
Đầu tiên, nên giữ đầu trẻ cố định trên mặt phẳng cứng và nghiêng hẳn sang một bên, bên dưới có lót khăn, gạc thấm.
Tiếp theo, nhẹ nhàng đưa vòi bơm một lượng xác định vào cạnh bên cánh mũi của lỗ mũi nằm ở trên. Đợi từ từ để nước chảy ra từ mũi bên dưới.
Lặp lại hai đến ba lần tùy vào tình trạng của trẻ là làm tương tự đối với bên đối diện.
Cuối cùng, làm khô bên trong mũi với tăm bông nhưng tuyệt đối không đưa vào quá sâu và lau sạch cánh mũi ngoài của trẻ bằng vải mềm.
Massage cánh mũi
Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, mẹ dùng ngón tay trỏ day day massage 2 bên cánh mũi cho con một cách nhẹ nhàng để chất nhầy tan ra giúp bé dễ thở hơn.
Loại bỏ chất nhầy
Nhiều mẹ vì thấy con có quá nhiều dịch mũi nên tiến hành dùng máy hút, bơm rửa. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh chúng ta không nên áp dụng cách này vì:
- Áp lực không chính xác có thể làm tổn thương niêm mạc.
- Phản xạ nuốt của bé còn yếu nên nếu bơm nhanh có thể làm bé bị sặc vào phổi.
- Các động tác thô bạo có thể làm trẻ bị sang chấn tâm lý.
- Dụng cụ không thể vô trùng.
Thay vì dùng dụng cụ không bảo đảm vệ sinh, mẹ hãy thử làm bấc sâu kèn để lấy hết chất nhầy trong mũi con.
Mẹ dùng giấy ăn loại sạch, mềm, chất lượng cao hoặc khăn xô, cuốn thành bấc sâu kèn (cuốn 1 đầu to, một đầu nhỏ. Đầu nhỏ cỡ nào tùy mũi bé để nhẹ đầu nhỏ vào mũi, nước mũi sẽ ngấm vào giấy rồi kéo nhẹ ra). Số lượng khoảng 5 – 10 chiếc tùy theo tình trạng của bé.
Một tay mẹ giữ trán con, tay còn lại nhẹ nhàng đặt bấc sâu kèn vào lỗ mũi của con cho tới khi dịch mũi thấm ướt giấy. Nhẹ nhàng lấy bấc ra, vứt bỏ bấc cũ và đặt bấc mới lần lượt, luân phiên mỗi bên mũi cho tới khi mũi sạch.
Cho bé bú nhiều cữ
Đối với trẻ 5 tháng tuổi sổ mũi sẽ làm nghẹt mũi, thở bằng miệng khiến bé bị khô họng, mất nước. Vì thế mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường và chia ra làm nhiều cữ nhỏ.
Vỗ nhẹ lưng
Vỗ nhẹ trên lưng giúp bé bớt tức ngực và dễ thở nhờ làm lỏng chất nhầy trong ngực trẻ. Có 2 cách để vỗ lưng thực hiện như sau:
Cách 1: Đặt con nằm úp lên trên đầu gối của bạn và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng.
Cách 2: Vỗ tương tự như cách 1 nhưng đặt trẻ ngồi trên đùi và hướng ra phía trước khoảng 30°.
Cho bé nằm cao đầu hơn khi ngủ
Cách này sẽ giúp ngăn chặn nước mũi chảy ngược vào trong khiến bé bị ngạt, mà nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp mẹ vệ sinh dễ dàng hơn.
Cách chữa sổ mũi cho bé bằng dân gian
Cho bé tắm bằng trà gừng
Trẻ bị sổ mũi có nên tắm không là lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Thực tế, khi trẻ bị sổ mũi cha mẹ vẫn nên tắm bình thường không cần kiêm kheng, nếu không tắm còn làm cho vi khuẩn càng sinh sôi ủ bệnh.
Mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian tắm cho con bằng nước trà gừng để nhanh khỏi bệnh như sau:
Giã nát 1 củ gừng, đun sôi rồi pha vào nước tắm của bé. Cho con ngâm mình trong chậu nước ấm một lúc, đặc biệt chú ý phần lưng và ngực. Kiên trì cho bé tắm như thế này 1 tuần.
Massage với dầu tràm
Nhỏ vài giọt dầu tràm vào lòng bàn chân, bàn tay, ngực, cổ và massage cho bé rồi đeo tất/bao tay, bao chân cho con. Dầu tràm không nóng nhưng mẹ cũng không nên dùng nhiều dầu tràm quá vì dầu có thể làm bít lỗ chân lông của con.
Massage dầu tràm trước khi đi ngủ cũng giúp bé không bị sổ mũi, nghẹt mũi về đêm; rất phù hợp để áp dụng vào mùa lạnh.
Nước vo gạo và rau diếp cá
Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, nhớ phải đun sôi lên không trẻ khi uống rất dễ trẻ bị tiêu chảy. Đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.
Trên đây là các thông tin hướng dẫn cách xử lý khi trẻ 5 tháng tuổi bị sổ mũi. Điều trị sớm và dứt điểm sẽ giúp con giảm bớt khó chịu và ngăn ngừa các bệnh khác.
Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý nếu con có biểu hiện sổ mũi kèm các dấu hiệu như sốt, phát ban, nôn ói… có thể là dấu hiệu của các bệnh khác cần phải đưa con đến gặp bác sĩ để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...