Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy: Những việc bố mẹ cần làm ngay để cứu con
Nội dung bài viết:
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ là nguyên nhân thứ hai khiến trẻ nhỏ có nguy cơ tử vong, chỉ sau bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Vì vậy bố mẹ cần hết sức lưu ý nếu thấy con có triệu chứng bệnh để biết cách xử lý kịp thời.
Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng của bệnh và bố mẹ cần làm những gì để cứu con khỏi nguy hiểm? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
1. Những nguyên nhân khiến trẻ 5 tháng bị tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp thường gặp ở lứa tuổi bé bắt đầu ăn dặm, có thể do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng gây nên, trong đó vi rút Rota là tác nhân chính có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
Dưới đây là một số yếu tố khác có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc phải bệnh tiêu chảy cấp:
- Bé bị suy dinh dưỡng
- Bé mắc bệnh HIV hoặc sởi
- Vào mùa khô lạnh, trẻ cũng dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp hơn so với các mùa khác trong năm do vi khuẩn hoành hành
- Thói quen sinh hoạt không hợp lý: Do chế biến đồ ăn dặm, nước ô nhiễm, trẻ bú bình, không rửa tay khi dọn phân,...
2. Những dấu hiệu khi trẻ bị tiêu chảy cấp
- Tần suất đi tiêu phân lỏng nhiều lần trong ngày, khoảng 3-10 lần, có thể nhiều hơn. Phân có thể sệt, có màu xanh, vàng hoặc nâu.
- Phân do tiêu chảy cấp nhiều nước, có mùi hôi tanh.
- Trẻ nhỏ bú sữa mẹ sẽ đi nhiều lần và phân chứa nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa ngoài.
- Một số trẻ sẽ có các triệu chứng khác đi kèm như bỏ ăn, mệt, sốt, quấy khóc, nôn và buồn nôn, đau bụng,...
3. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp?
Nếu nhận thấy trẻ có triệu chứng sốt 38,3 độ C - 38,5 độ C (chưa có tiền sử co giật khi sốt trước đó) thì phụ huynh nên cho bé uống hạ sốt, giảm đau Acetaminophen theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ.
Vì trẻ 5 tháng tuổi rất dễ bị mất nước và bệnh có thể tiến triển nặng hơn nên khi thấy trẻ có các triệu chứng như dưới đây thì bố mẹ hãy cho trẻ vào viện để được thăm khám ngay.
- Bé có dấu hiệu mất nước: Môi khô, da khô, đổ nhiều mồ hôi,...
- Phân của trẻ kèm máu
- Trẻ bị nôn nhiều, dịch nôn có màu xanh lá
- Trẻ bỏ ăn trong khi đang bị tiêu chảy
- Trẻ đi tiểu thường xuyên mà không chịu uống nước
- Bé mệt mỏi, không tỉnh táo, quấy khóc liên tục, li bì,...
- Tiêu chảy dài hơn 7 ngày
- Trẻ đau bụng và sốt cao nhiều ngày, không giảm
4. Cách chăm sóc trẻ 5 tháng bị tiêu chảy cấp
Trẻ bị tiêu chảy sẽ có hiện tượng chán ăn, đặc biệt là đồ ăn cứng nên mẹ hãy cho bé bú sữa hoặc uống sữa ngoài nhiều hơn để bù nước cho trẻ.
Với những trẻ 5 tháng tuổi đã thực hiện chế độ ăn dặm thì mẹ nên chế biến những món ăn lỏng, tránh gây dị ứng cho bé. Đồng thời bón cho bé ăn chậm và từng ít một, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu bé không chịu ăn hoặc ăn ít, mẹ hãy cho bé bú nhiều lần sữa mẹ hoặc sữa công thức để bù nước cho trẻ, tránh để trẻ bị mất nước.
Mẹ không nên dùng nước uống nước điện giải cho bé khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ bởi nước điện giải có thể khiến bé bị bệnh nặng hơn.
Bố mẹ cũng cần lưu ý khi con bị tiêu chảy cấp thì không nên uống nước trái cây nguyên chất bởi chúng chứa nhiều đường, làm bệnh nặng hơn.
Nếu bạn muốn bù nước cho trẻ bằng nước trái cây thì nên pha loãng cùng với một lượng nước đã đun sôi vừa đủ.
Đối với trường hợp, trẻ đi ngoài nhiều lần phân lỏng nhưng không có các triệu chứng khác như sốt, quấy, mệt,...và trẻ vẫn chơi ngoan, ăn uống bình thường thì mẹ không nên quá lo lắng.
Trường hợp này có thể bé chỉ bị rối loạn tiêu hóa nhẹ hoặc do thức ăn mới lạ hoặc không đảm bảo,... mẹ có thể sử dụng một số cách trị tiêu chảy tại nhà bằng bài thuốc dân gian dưới đây.
5. Một số bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ
5.1 Sử dụng nước cà rốt và gạo rang
Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ hãy lấy một nhúm gạo nhỏ nấu cùng cà rốt thái mỏng, thêm vài hạt muối vào, để nguội và cho bé uống để cầm tiêu chảy hiệu quả.
5.2 Gạo lứt rang
Cho gạo lứt vào nồi và rang vàng, khi thấy mùi thơm bốc lên thì tắt bếp. Mang gạo bỏ vào một chiếc lọ thủy tinh để dùng dần.
Mỗi lần mẹ hãy lấy một ít gạo lứt rang đun sôi cùng với nước sạch, khi gạo chín mềm là được. Thêm một chút muối, chắt lấy nước cho bé uống từ 2-5 ngày là khỏi.
5.3 Sử dụng gừng tươi trị tiêu chảy cho bé
Mẹ chuẩn bị khoảng 100g gừng tươi và 5g lá chè khô
Rửa sạch gừng, thái thành lát mỏng sau đó cho vào nồi đun cùng 800ml nước và lá chè, khi nước cạn còn 2/3 thì cho trẻ uống khoảng 3-5 ngày sẽ hết bệnh.
5.4 Sử dụng lá mơ lông
Lá mơ lông là một bài thuốc trị tiêu chảy nổi tiếng từ xa xưa. Nếu trẻ trên 1 tuổi hoặc đã biết ăn đồ ăn thô thì mẹ có thể sử dụng món ăn từ lá mơ lông để trị tiêu chảy cho trẻ rất hiệu quả.
Mẹ hãy hái một nắm lá mơ lông, rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn.
Tiếp theo, mẹ giã lá mơ lông thật nhỏ, khuấy đều với một quả trứng gà ta, cho thêm chút muối sao cho vừa miệng trẻ và tiến hành chiên trứng đến khi vàng đều cả 2 mặt là được. Cho trẻ ăn món trứng chiên cùng lá mơ lông ngày 2 lần.
5.5 Súp cà rốt
Đối với trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể chế biến món súp cà rốt cho trẻ dễ ăn lại vừa có công dụng trị tiêu chảy hiệu quả.
Chất Pectin trong củ cà rốt sẽ giúp làm dịu nhu động ruột, cầm tiêu chảy và bù nước như một chất điện giải tự nhiên dành cho bé.
Mẹ hãy chuẩn bị khoảng 500g củ cà rốt, 2 lít nước và một ít muối.
Rửa sạch cà rốt, gọt vỏ và cắt thành từng khoanh mỏng, cho vào nồi cùng 2 lít nước đun sôi. Đun nhỏ lửa trong khoảng 1 tiếng cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 lít thì tắt bếp.
Mẹ vớt cà rốt ra, đem nghiền nhỏ, lọc bớt bã bằng miếng vải thưa, thêm chút muối, cuối cùng đun sôi lại một lúc, để nguội và cho bé ăn.
5.6 Nước hồng xiêm xanh
Hồng xiêm xanh từ xa xưa được xem là phương thuốc điều trị kiết lỵ, tiêu chảy rất hữu hiệu.
Mẹ hãy lấy một quả hồng xiêm xanh, cắt thành nhiều lát mỏng và phơi khô, bảo quản để dùng dần.
Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên dùng 10 lát hồng xiêm khô đem sắc với nước sạch sao cho không quá đặc. Cho bé uống khi nước đang còn ấm mỗi ngày 2 lần.
6. Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ 5 tháng
Đối với trẻ 5 tháng tuổi nói riêng và trẻ nhỏ nói chung, cha mẹ cần lưu ý một số thói quen sinh hoạt hằng ngày để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ bằng một số biện pháp sau:
Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch cho con, do đó trẻ được bú sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ bị tiêu chảy hơn so với trẻ uống sữa công thức.
Vệ sinh bình sữa, khay đựng đồ ăn cho bé: Mẹ cần thường xuyên luộc bình sữa hoặc dụng cụ ăn uống của bé với nước nóng. Mẹ nên lưu ý về sức chịu nhiệt của các đồ vật để luộc với nhiệt độ hợp lý. Cách này sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn truyền bệnh cho bé.
Mẹ nên rửa tay sạch khi đụng vào trẻ: Không chỉ mẹ mà bất kỳ ai khi đưa tay để ẵm bồng bé cũng nên rửa sạch tay bằng xà phòng, nước ấm để phòng tránh truyền vi khuẩn cho bé. Đối với mẹ, cần phải rửa tay sạch trước khi pha bột cho bé ăn hoặc sau khi vệ sinh tã bỉm cho con.
Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên rửa sạch đồ chơi của bé, hạn chế cho bé uống nước trái cây tươi để phòng tránh vi khuẩn xâm nhập và tấn công.
Trên đây là một số kiến thức khi trẻ 5 tháng bị tiêu chảy, phụ huynh cần nắm rõ để biết cách xử lý kịp thời khi con mắc phải.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...