Trẻ 2 tuổi khóc đêm, ngủ không ngon giấc: Cha mẹ hãy áp dụng 2 cách này
Nguyên nhân trẻ 2 tuổi khóc đêm?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ vì đây là thời gian giúp cơ thể bé phục hồi và phát triển. Khi đang ngủ, tuyến tiền yên trong não sẽ tiết ra hormone tăng trưởng.
Tuỳ theo lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh mà mỗi trẻ có nhu cầu ngủ khác nhau. Thường trẻ 2 tuổi có nhu cầu ngủ từ 10 – 14 tiếng/ngày, bé có khả năng ngủ xuyên đêm từ 8 – 10 tiếng.
Bé 2 tuổi hay quấy khóc ban đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đó có thể là những phản xạ tự nhiên của cơ thể nhưng đôi khi lại là dấu hiệu cho thấy trẻ đang có vấn đề về sức khoẻ. Những nguyên nhân hàng đầu bố mẹ cần lưu ý sau đây:
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá
Một trong những lý do mà bố mẹ có thể nghĩ ngay đến khi thấy con mình khóc đêm là bé bị đầy bụng, chướng hơi gây khó chịu cho con.
Nhiều phụ huynh cho con ăn quá no, ăn cơm quá sớm hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong lồng ruột bị vi khuẩn lên men và gây ra tình trạng đầy hơi.
Đóng bỉm ướt hoặc trẻ tè dầm
Trẻ 2 tuổi chưa kiểm soát được hoàn toàn khả năng đi tiểu tiện, đó là lý do vào ban đêm trong khi ngủ trẻ thường tè dầm. Lúc này, bé có thể giật mình tỉnh giấc, mẹ không nên la bé mà hãy lau khô người cho con và cho con ngủ lại.
Để hạn chế tình trạng trên, nhiều mẹ lựa chọn các đóng bỉm cho con khi ngủ nhưng lại quên không kiểm tra để thay khi bỉm ướt, khiến bé khó chịu giật mình khóc đêm.
Bệnh về đường hô hấp
Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ 2 tuổi khóc đêm mà bố mẹ ít để ý đến. Bé có thể bị sốt, nghẹt mũi, hay đau đầu. Cơ thể mệt mỏi sẽ khiến trẻ quấy khóc liên tục, lúc này mẹ cần phải tìm cách chữa trị dứt điểm để bé không cảm thấy khó chịu nữa.
Trẻ bị đói
3 năm đầu đời là giai đoạn trẻ phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc. Chính vì thế, cơ thể thường đòi hỏi nhiều hơn về nhu cầu dinh dưỡng.
Nhất là những ngày trẻ vui chơi, nô đùa nhiều thì hôm đó, mẹ cần cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường. Nếu không như vậy, trẻ sẽ dễ đói, đặc biệt vào buổi đêm nên hay khóc. Lúc này mẹ có thể cho bé uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ, như vậy sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.
Thiếu canxi
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất cần canxi cho sự phát triển hệ xương và chiều cao. Thiếu canxi và vitamin D là nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc, hay giật mình, quấy khóc…
Các dấu hiệu kèm theo để mẹ nhận biết bé đang bị thiếu canxi như trẻ bị đổ mồ hôi đầu không phải do thời tiết, rụng tóc vành khăn...
Mọc răng
Trẻ 2 tuổi là giai đoạn trẻ mọc răng hàm, điều này khiến trẻ khó chịu, khó ngủ hơn và đôi khi là thức giấc lúc nửa đêm. Nếu bé bị sốt, mẹ lưu ý hạ sốt cho bé bằng cách trườm khăn ướt hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tác động của các yếu tố bên ngoài
Trẻ nhỏ có hệ thần kinh còn non nớt, dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh bên ngoài. Tiếng ồn, nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh, ánh sáng mạnh… là những tác động khiến trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, ngủ không sâu giấc.
Trẻ 2 tuổi khóc đêm không phải là điều bất thường hay tình hình quá nghiêm trọng. Chỉ cần ba mẹ chịu khó quan sát các biểu hiện quấy khóc cũng như ghi chép lại các thói quen sinh hoạt hằng ngày của con sẽ tìm ra được giải pháp tốt nhất cho giấc ngủ trẻ.
Cách khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi khóc đêm
Ở tuổi lên 2, trẻ đã nhận thức được rất nhiều, do đó mẹ có thể trò chuyện cùng con, tìm ra lý do vì sao con khóc đêm. Từ đó lựa chọn cách khắc phục và giúp con ngủ ngon xuyên đêm.
Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm khi bé 2 tuổi ngủ khóc đêm của các bà mẹ bỉm sữa, chị em cùng tham khảo và áp dụng cho trường hợp của con mình.
Tạo thói quen để hình thành giấc ngủ cho bé
Một trong những bí quyết hàng đầu giúp bé 2 tuổi ngủ ngon giấc là các mẹ hãy tạo ra cho con mình những thói quen về thời gian ngủ.
Bạn hãy dạy cho con cách ngày chơi, đêm ngủ bằng việc khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động nói chuyện, vui chơi với mọi người để kích thích cho bé tập trung ngủ vào buổi tối.
Các mẹ cũng chú ý nên thiết lập một giờ ngủ cố định cho bé như thế nào để bé nhận thức được đến giờ nào mình phải đi ngủ. Không cho bé ngủ quá trễ như vậy sáng hôm sau bé sẽ dậy muộn, uể oải và quấy khóc. Thời gian thích hợp cho trẻ ngủ là trước 9 giờ tối.
Ngoài ra, các mẹ có thể kết hợp với một số việc làm như sau để bé ngủ ngoan và sâu giấc hơn như:
- Giảm dần các hoạt động trước giờ đi ngủ
- Tắm, mát xa cho bé
- Âu yếm, thủ thỉ trò chuyện, chúc bé ngủ ngon.
- Đọc sách, kể chuyện cho bé trước khi đến giờ ngủ.
- Hát ru hoặc nghe nhạc êm dịu.
- Cho bé uống một ly sữa nóng.
Buổi đêm nếu bé đang ngủ mà tự dưng đòi dậy bú sữa thì mẹ không nên bật đèn sáng và nói chuyện với con nhẹ nhàng để con nhận thức được đây là giờ đi ngủ, không phải giờ chơi để con ngủ vào ban đêm sâu giấc và tập trung hơn.
Thay đổi không gian ngủ cho bé
Không gian ngủ cũng là một trong những yếu tố giúp bé có thể nhập tâm được vào trong giấc ngủ của mình hay không? Chính vì thế để kích thích giấc ngủ nhanh hơn cho bé các mẹ thử áp dụng những cách đơn giản sau:
- Giảm ánh sáng, âm thanh và các hoạt động sẽ khiến bé an giấc hơn. Tuy nhiên có thể sử dụng âm thanh đều đều, nhẹ nhàng của tạp âm trắng (tiến quạt máy, tiếng máy điều hòa …) để bé có giấc ngon sâu hơn.
- Các mẹ cần thường xuyên vệ sinh, lau chùi chỗ giường ngủ/ nôi cho bé sạch sẽ, đặt ở các vị trí thoáng mát, nhiệt độ vừa phải … Đây cũng là một cách tạo cho bé có giấc ngủ sâu hơn.
- Đặt đồ vật của bé yêu thích hoặc trang trí phòng theo sở thích từng bé. Mẹ hãy chuẩn bị cho bé một chú gấu bông hoặc gối ôm để khi giật mình giữa đêm bé có thể ôm chúng và dễ dàng chìm lại vào giấc ngủ.
Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ giúp cơ thể phát triển và phục hồi. Vì thế, cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giờ và đúng giấc. Nếu trẻ thường xuyên quấy khóc về đêm và không ngủ đủ giấc sẽ gây ra các rối loạn về thần kinh và khiến tình trạng chuyển biến xấu đi.
Quá trình nuôi dạy con sẽ vô cùng vất vả vì vậy đòi hỏi ba mẹ cần có sự kiên nhẫn và những kiến thức về sự phát triển của trẻ. Với những chia sẻ kinh nghiệm khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi khóc đêm trên đây sẽ giúp bố mẹ phần nào trong quá trình chăm sóc con yêu, từ đó giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh và toàn diện.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...