Trẻ 2 tháng bị táo bón dai dẳng: Cha mẹ nên làm gì?
Nội dung bài viết:
Dấu hiệu trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cho đến 2 tháng tuổi chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt, hệ men tiêu hóa chưa được hình thành và phát triển một cách đầy đủ nên rất dễ xảy ra tình trạng táo bón. Cách nhận biết trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón như sau:
Bụng của bé đầy, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường chỉ bác sĩ mới phát hiện ra).
Khám hậu môn thì tùy theo nguyên nhân táo bón thực thể hay cơ năng, mà có các triệu chứng như không có phân hoặc đầy phân trong bóng trực tràng, nứt kẽ hậu môn, thường không đi tiêu từ 3 - 4 ngày.
Bé ăn ít, kém hấp thu, không chịu chơi, mệt mỏi, căng thẳng, quấy khóc khi đi tiêu, mặt đỏ, vặn người, ưỡn người, khó chịu.
Bé đi ngoài phải rặn khó khăn, đau đớn. Phân của bé cứng, khô hơn mức bình thường, thường keo dính như đất sét.
Đừng nhầm lẫn rằng trẻ đi cầu ít là trẻ bị táo bón
Trên thực tế, nhiều trẻ 2 tháng tuổi có tần suất đi cầu đột ngột giảm. Từ 1 ngày trẻ có thể đi trung bình 3-4 lần thành 2-3 ngày, thậm chí cả tuần không đi. Cha mẹ rất lo lắng và cho rằng trẻ 2 tháng bị táo bón.
Nhưng thực tế không như mẹ nghĩ, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ có tần suất đi cầu giảm mà trẻ hoàn toàn không bị táo bón:
Trẻ chưa được bú đủ: Lượng sữa mẹ cho bú có thể chưa đáp ứng nhu cầu của trẻ. Nguyên nhân cũng có thể do bé có tình trạng mệt mỏi và không chịu bú.
Trẻ hấp thụ hết dinh dưỡng từ sữa mẹ: Dinh dưỡng từ sữa mẹ đều là dạng dễ hấp thu. Đặc biệt, trẻ từ 2-4 tháng, mức độ tăng trưởng nhanh có thể khiến trẻ hấp thu hết dinh dưỡng từ sữa mẹ. Kết quả là có ít phân được hình thành và có thể cả tuần trẻ không hề đi cầu.
Nếu trẻ có hiện tượng đi cầu giảm nhưng vẫn khỏe mạnh, bú tốt chơi ngoan thì mẹ chưa cần phải lo lắng.
Tại sao trẻ bị táo bón?
Các nguyên nhân trẻ 2 tháng tuổi bị táo bón có thể bao gồm:
Trẻ uống sữa công thức
Trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị táo bón vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước… Điều này khiến phân của bé luôn luôn mềm, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày.
Nếu đang uống sữa công thức, bé có nguy cơ cao bị táo bón. Nguyên nhân do là thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể làm trẻ 2 tháng bị táo bón. Nếu nhận thấy con bị táo bón do sữa công thức, bạn có thể chuyển sang một loại sữa công thức khác phù hợp hơn với con.
Thiếu nước
Nếu bé bị thiếu nước hoặc mất nước, cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu, từ thức ăn hoặc đồ uống mà bé dùng hoặc thậm chí là phân trong đường ruột của bé. Điều này vô tình khiến kết cấu của phân bé trở nên khô và rắn hơn, khiến bé gặp khó khăn khi đi tiêu.
Thiếu chất xơ
Đây là một nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi. Do sữa mẹ hoặc sữa công thức hầu như không chứa chất xơ nên điều này vô tình làm cho trẻ 2 tháng bị táo bón.
Bé bị bệnh hay do các vấn đề sức khỏe?
Bé bị bệnh cường giáp bẩm sinh: bệnh cường giáp có thể làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh hay bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung): Trong đó phân đoạn ruột già thiếu tế bào hạch (một loại tế bào thần kinh) khiến ruột già không nhận được hướng dẫn từ não để hoạt động đúng. Những trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với trẻ cùng độ tuổi, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn.
Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
Mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh: Các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các vấn đề với cột sống. Rối loạn này khiến trẻ thường gặp các vấn đề về vận động, có những cử động ruột bất thường hoặc thiếu sự phối hợp trong vận động của ruột.
Bé 2 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao?
Trẻ 2 tháng bị táo bón phải làm sao là nỗi lo của nhiều bà mẹ. Để điều trị hiệu quả tình trạng bé bị táo bón, các bố mẹ phải xác định rõ tình trạng của con và nguyên nhân táo bón của bé là do đâu.
Điều chỉnh từ mẹ nếu bé được bú sữa mẹ hoàn toàn
Điều này nghĩa là các mẹ nên kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình, hạn chế tối đa thức ăn cay, nóng như nghệ, trà, cà phê, nên ăn nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả tươi (chọn các loại rau có tính chất nhuận trường như khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối, cam, bưởi…, tránh những quả có vị chát như ổi, hồng xiêm…), uống thêm nước, vận động nhẹ nhàng.
Các mẹ nên tăng cường cho bé bú nhằm vừa tăng dinh dưỡng, lại vừa có thể tăng lượng nước cho bé, cũng là tăng lượng phân của bé, giúp kích thích nhu động ruột làm phân di chuyển nhanh hơn, để bé 2 tháng tuổi bị táo bón dễ đi ngoài hơn.
Điều chỉnh sữa công thức nếu bé được nuôi hoặc dùng thêm sữa ngoài
Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ trong hai năm đầu đời vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Tuy nhiên, nếu buộc cho bé bú sữa ngoài thì các mẹ phải chú ý cẩn thận lựa chọn sữa cho con. Vì so với sữa mẹ thì sữa công thức khó tiêu hóa hơn nên dễ khiến bé bị táo bón.
Nếu cho bé uống sữa công thức, các mẹ phải chú ý pha sữa theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn hộp, nếu bạn pha loãng quá sẽ thiếu năng lượng của bé. Nếu bạn pha đặc quá bé dễ bị táo bón.
Bạn nên chọn sữa công thức có bổ sung chất xơ hòa tan để có thể làm mềm phân, góp phần tạo đủ số lượng phân cần thiết và kích thích nhu động ruột để bé đi ngoài đều. Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống thêm một chút nước sôi để nguội nhưng không uống trước khi ăn.
Các biện pháp hỗ trợ khác khi trẻ 2 tháng bị táo bón
Làm gì khi trẻ 2 tháng bị táo bón ngoài các cách vừa nêu trên, cha mẹ có thể tham khảo thêm các biện pháp hỗ trợ cho bé như sau:
Để khắc phục tình trạng bé 2 tháng tuổi bị táo bón, hàng ngày bạn có thể xoa bụng cho bé khi bé đói 1 - 2 lần/ngày theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần khoảng 5 - 10 phút.
Tập cho bé thói quen đi vệ sinh vào những giờ nhất định để tạo cho con mình phản xạ đi ngoài hằng ngày.
Các mẹ có thể áp dụng cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi: Lấy một ít mật ong rừng bôi vào đầu que bông mềm hoặc cọng rau mồng tơi rồi ngoáy sâu hậu môn cho bé khoảng 1cm và cả bên ngoài. Mật ong có tính nóng, khi bôi sẽ kích thích co thắt cơ vòng hậu môn, giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng.
Thực hiện bài tập nhẹ: Đặt trẻ ở tư thế nằm, giữ chân ở tư thế nửa cong và nhẹ nhàng bắt đầu di chuyển chân của trẻ như đang đạp xe đạp.
Trong một số trường hợp, táo bón có thể là một triệu chứng của một bệnh khác, hoặc là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó mà bé đang dùng. Nếu bé yêu của bạn không tăng cân hoặc kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào như: sốt, bỏ bú, quấy khóc…, nên cho bé đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Như vậy, trường hợp trẻ 2 tháng bị táo bón là một tình trạng không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, ngoài việc xác định tình trạng táo bón là bệnh lý hay không, các mẹ còn phải tùy vào tình hình của con, chú ý quan sát và theo dõi kỹ lưỡng, để có biện pháp điều trị hợp lý, kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...