Trầm cảm khi mang bầu, bà mẹ nằng nặc đòi bác sĩ bỏ em bé trong bụng ra
Sau sinh, mẹ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi lớn lao trong cuộc sống: nội tiết tố thay đổi, bắt đầu công cuộc làm một "mẹ bỉm sữa". Những thay đổi này đã gây ra không ít hệ lụy, tiêu biểu như chứng trầm cảm sau sinh.
Jodi Dowse, một mẹ hai con sống tại Bristol (Anh) mới đây đã trải lòng về chứng bệnh này. Sau khi sinh con trai đầu lòng, cô đã mắc chứng trầm cảm sau sinh, thừa nhận rằng mình gần như "không có tình cảm gì" với con, tin rằng bệnh viện đã giao nhầm con cho cô và thậm chí đã từng bỏ mặc cậu con trai Taylan 18 tháng tuổi ở nhà một mình để ra ngoài mua socola.
"Ngay từ giây phút con chào đời, tôi đã chẳng hề cảm thấy một chút tình mẫu tử nào cả. Tôi đã nghĩ rằng bệnh viện đã giao nhầm con cho tôi, vì chính bản thân mình, tôi không cảm nhận được mối liên kết nào với bé cả".
"Chẳng một bà mẹ tỉnh táo nào mà lại để con lại ở nhà một mình khi ra ngoài mua một thanh socola cả. Thực tế là tôi đã làm vậy mà chẳng mảy may suy nghĩ rằng tôi đang bị kiểm soát bởi chứng bệnh có tên là trầm cảm sau sinh.", Jodi cho biết.
Thực tế, Jodi đã phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm sau sinh suốt 3 năm cho tới khi nhờ sự giúp đỡ của bạn trai mà cô dần dần nhận ra rằng cách hành xử của cô không hề bình thường.
Khi Taylan một tuổi, Jodi đã gặp gỡ và bắt đầu làm quen với Ben. Anh đã nhận ra cách cô cư xử với con trai không hề bình thường. Cũng chính anh là người thường thức dậy mỗi đêm để dỗ dành Taylan khi bé quấy khóc còn Jodi thì dường như chẳng hề để tâm đến.
Sau đó, với sự động viên của Ben, Jodi đã tham gia một hội nhóm các bà mẹ. Khi tham gia thảo luận, cô đã nhận ra căn bệnh trầm cảm sau sinh đã ảnh hưởng tồi tệ đến tình cảm mẹ con của cô như thế nào. Vì thế, cô đã đến thăm khám bác sĩ và thường xuyên kiểm tra tình trạng của mình.
Thế nhưng, những hậu quả của chứng bệnh này không chỉ dừng lại ở cô, mà còn tác động xấu đến chính con trai của mình. Sự thiếu quan tâm và ít tương tác với con của cô đã khiến Taylan "thua kém" khoảng 2 năm so với các bạn cùng trang lứa về các kĩ năng ngôn ngữ lẫn hành vi. Mãi đến năm 4 tuổi, bé mới bắt đầu tập nói, và khi đến trường mẫu giáo, bé đã không thể cầm bút vẽ lên giấy.
Điều này đã khiến Jodi cảm thấy cực kì tội lỗi vì bản thân đã để căn bệnh lấn át quá nhiều. Giờ đây, cô luôn cố gắng gia tăng tình cảm và kết nối với con nhiều nhất có thể. Nhờ đó, tình cảm của hai mẹ con cô bây giờ rất tốt đẹp. Cô đã cảm nhận được tình yêu dạt dào với con như các mẹ khác.
Năm 2015, Jodi một lần nữa mang bầu. Suốt 6 tháng đầu tiên, cô đã cảm thấy cực kì hạnh phúc và hào hứng. Thế nhưng, một buổi sáng khi tỉnh dậy, mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Cô bỗng dưng cảm thấy bị ám ảnh rằng cơ thể mình đang thay đổi và có một người ngoài hành tinh đang ở trong bụng mình.
Một cách kì lạ, cô cảm giác như em bé trong bụng đang "hút cạn" cơ thể cô, và cô đã phải rất vất vả mới có thể hồi lại mọi thứ. Tất cả những gì cô có thể nghĩ được khi đó là tìm cách đưa em bé ra ngoài như xúc đất từ sân sau đổ ra sân trước, hi vọng rằng mình gặp tai nạn và phải đến viện lấy em bé ra ngoài. Thậm chí, cô đã từng đứng trên đầu cầu thang, cố gắng tìm cách để mình ngã xuống bên dưới. Thực tế, em bé của cô hoàn toàn bình thường, và Jodi một lần nữa bị "chiếm hữu" bởi chứng bệnh tâm lí.
Nhận ra tình trạng nghiêm trọng mà mình đang gặp phải, Jodi đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ một y tá khoa thần kinh, và được giới thiệu đến một chuyên gia tư vấn tâm lí khi đang mang bầu ở tháng thứ 8. Cô nói với chuyên gia rằng cô muốn đưa em bé ra ngoài, và nếu họ không giúp đỡ, cô sẽ tự giết chính bản thân mình và em bé.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành một ca mổ sinh cho cô. Bé trai Farren đã chào đời sau đó, vào ngày 9 tháng 5 năm 2016, nặng 2,5kg. Khi Farren được đưa ra ngoài, tảng đá đè nặng trong tâm trí cô đã được gỡ bỏ. Jodi đã nhanh chóng cảm nhận được tình yêu con hết sức rõ ràng và muốn ôm con vào lòng.
Sau hai năm kể từ ngày ấy, Jodi đã hoàn toàn bình thường trở lại và cực kì tận hưởng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Từ những trải nghiệm của mình, cô đã quyết định tham gia Bluebell Care, một tổ chức từ thiện được tài trợ bởi Sports Relief, hỗ trợ các mẹ gặp phải vấn đề tâm lí như cô.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.