Trầm cảm dẫn đến tự sát có thật không?
Nội dung bài viết
Trầm cảm là một căn bệnh thường ít được đề cập hơn các bệnh khác. Người bệnh trầm cảm thường bị xem là bệnh yếu đuối, lười biếng. Nhưng ngược lại, trầm cảm lại là một căn bệnh nguy hiểm không kém gì ung thư thậm chí trầm cảm dẫn đến tự sát nếu không có sự can thiệp kịp thời.
Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về căn bệnh tâm lý này cũng như cách điều trị để bạn có khả năng bảo vệ bản thân và người thân của mình.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn chán, mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể kéo theo những vấn đề tâm lý và thể chất khác.
Nếu nỗi buồn hay sự chán nản của bạn kéo dài trong nhiều ngày nhiều tuần, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó khăn trong công việc, giao tiếp và các hoạt động thường ngày. Nghiêm trọng hơn, trầm cảm dẫn đến tự sát rất dễ xảy ra nếu không có hành động can thiệp kịp thời.
Trầm cảm có thể chia thành 3 mức độ: nhẹ, vừa và nặng.
Trong đó trầm cảm nặng là giai đoạn cuối cùng của bệnh trầm cảm, rất nguy hiểm và khó chữa, người bệnh nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, họ sẽ có nguy cơ tự sát rất cao.
Đối tượng của trầm cảm
Hầu hết dân số sẽ bị trầm cảm vào một giai đoạn nào đó trong đời, thường là khi họ gặp biến cố. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào (thường bắt đầu vào giai đoạn dậy thì – quãng thời gian có nhiều thay đổi về tâm sinh lý), bệnh trầm cảm cũng đang có xu hướng trẻ hóa và đa dạng hóa nhóm người mắc bệnh từ trẻ em đến người già.
Bệnh trầm cảm chiếm phần lớn các trường hợp tự sát. Theo thống kê, trầm cảm ở nữ giới phổ biến hơn ở nam giới, nhưng nam giới có xu hướng tự sát cao hơn.
Theo Viện Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, năm 2017, số người chết vì trầm cảm lên đến gần 40.000 người ở Việt Nam. Ngoài ra, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các chứng rối loạn về tầm thần và 25% trong số đó là các bệnh về trầm cảm.
Trong thời gian gần đây, số bệnh nhân trầm cảm đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở học sinh sinh viên vì áp lực học tập thi cử. Nhiều thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên thường tìm đến rượu bia, thuốc lá, thậm chí là ma túy để giải tỏa, nhưng đây là cách làm sai lầm, khiến bệnh của các bạn ấy ngày một nặng.
Nguyên nhân của trầm cảm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, có thể kể đến như:
- Yếu tố di truyền: Nếu người thân gia đình bạn có tiền sử trầm cảm thì nguy cơ bạn mắc bệnh này cao hơn bình thường.
- Các yếu tố về hóa học: Các nhà khoa học cho rằng sự thiếu hụt về một số chất hóa học như Serotonin có thể khiến bạn mắc chứng trầm cảm.
- Stress và áp lực kéo dài: Các cú sốc mất người thân, các cú sốc về tình cảm hay cường độ công việc cao và kéo dài có thể gây trầm cảm.
- Ảnh hưởng của một số bệnh: Chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não…
Dấu hiệu của trầm cảm
Dấu hiệu của chứng trầm cảm khá đa dạng, bệnh nhân thường mắc một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Mất ngủ, chán ăn, sút cân.
- Bắt đầu sử dụng rượu bia, thuốc lá để “giải sầu”.
- Khó khăn đến không thể tập trung.
- Cảm thấy rất mệt mỏi.
- Cảm thấy trống rỗng, vô vọng, buồn chán.
- Cảm thấy có lỗi.
- Không còn hứng thú tình dục.
- Thường nhức đầu hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa.
- Thường nghĩ về cái chết.
- Nghe thấy giọng nói trong đầu, có khi giọng nói đó chỉ trích bạn và thôi thúc bạn tự sát.
- Lên kế hoạch tự tử.
Tác hại của trầm cảm
Trường hợp mắc phải trầm cảm, sức khỏe người bệnh sẽ bắt đầu giảm sút, các mối quan hệ xã hội của họ sẽ dễ bị rạn nứt nếu không được thấu hiểu, nhiều trường hợp trầm cảm còn dẫn đến các bệnh tâm thần khác nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm.
Người bệnh trầm cảm thường tìm đến tự sát khi bản thân họ không còn đủ sức để chống chọi với căn bệnh quái ác này. Họ thiếu sự quan tâm và thấu hiểu của gia đình, bạn bè hoặc họ được quan tâm nhưng chưa đủ. Ngoài ra, các điều kiện y tế về sức khỏe tâm thần vẫn chưa đủ đáp ứng cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc người bệnh tìm đến tự sát như một lối thoát duy nhất.
Có nhiều trường hợp khi cơn trầm cảm vừa kéo đến, ý định tự sát của bệnh nhân theo đó bùng lên mạnh mẽ khiến nguy cơ tự sát của họ rất cao.
Trường hợp xấu hơn, các ý nghĩ về tự sát của người bệnh trầm cảm kéo dài từ ngày này qua ngày khác, thậm chí kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Nếu như vậy, trước khi tự sát, các bệnh nhân này thường lên kế hoạch kỹ càng, họ chuẩn bị các dụng cụ để tự sát, chọn địa điểm tự sát và đảm bảo quá trình sẽ diễn ra suôn sẻ.
Trầm cảm phải làm gì?
Trầm cảm hay trầm cảm nặng phải làm sao ?
Nếu bạn cảm thấy mình có dấu hiệu trầm cảm, dù ở bất kỳ mức độ nào hoặc có suy nghĩ tự sát, xin bạn hãy cố gắng sử dụng tất cả các biện pháp dưới đây:
- Hạn chế ở một mình, hãy nuôi thêm động vật như chó, mèo;
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia thuốc lá;
- Nói ra tình trạng của mình với bạn thân, người thân, người bạn tin tưởng thậm chí là những ni-cô, thầy chùa hoặc cha xứ tùy theo đức tin của bạn;
- Hãy chủ động liên lạc với các bác sĩ, chuyên gia tư vấn tâm lý có uy tín, họ sẽ chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị, cũng như cung cấp thuốc cho bạn. Cá nhân tôi khuyên bạn hãy tìm đến các phòng khám tư để được tư vấn tốt hơn, tôi đã chứng kiến nhiều người bạn của mình thất vọng khi đến bệnh viện công để tham vấn tâm lý.
- Nếu người thân của bạn bị trầm cảm, đừng đưa ra những lời khuyên như “hãy suy nghĩ tích cực lên”, “không có sao đâu, đừng làm quá”, bởi người bệnh hoàn toàn nhận thức được điều này, những lời khuyên của bạn có thể khiến tình trạng của họ bế tắc hơn. Thay vào đó hãy lắng nghe họ và cố gắng đưa họ đến các chuyên gia tâm lý.
Những thói quen tốt giúp trầm cảm tránh xa bạn
- Không tự cô lập bản thân mình;
- Tập thể dục thường xuyên kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ;
- Tránh xa các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá;
- Sống đơn giản và thường xuyên thư giãn;
- Tránh để bản thân bị áp lực cao trong thời gian dài;
- Liên lạc ngay với người bạn tin tưởng, tốt hơn cả là liên lạc với bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý nếu bạn cảm thấy sức khỏe tinh thần mình có vấn đề;
Trên đây là những thông tin về bệnh trầm cảm và hiện tượng trầm cảm dẫn đến tự sát. Mong rằng qua bài viết trên đây, bạn đã trang bị cho mình những thông tin hữu ích về căn bệnh trầm cảm cũng như tác hại của căn bệnh này.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....