TP.HCM tiếp tục ghi nhận thêm 4 ca đậu mùa khỉ, con đường lây nhiễm tương tự HIV
Theo thông tin từ VTC News, tối 8/10, Sở Y tế TP.HCM đã báo cáo tình hình mới nhất về đậu mùa khỉ cùng các hoạt động phòng, chống dịch bệnh đến UBND TP.HCM.
Cụ thể, trong ngày 6/10, TP.HCM đã phát hiện thêm 4 ca mắc đậu mùa khỉ mới, đưa tổng số ca nhiễm lên 13 ca. Trong số những ca mắc, có một ca được phát hiện tại Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 7/2023 và hai ca là trường hợp xâm nhập.
Các trường hợp đậu mùa khỉ đang được giữ cách ly và điều trị theo dõi. Sở Y tế TP.HCM đã và đang tăng cường giám sát nhằm phát hiện sớm và điều trị bệnh đậu mùa khỉ.
Dẫn tin từ VnExpress, đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm B, không còn là "tình trạng khẩn cấp" nên sẽ không công bố từng ca riêng, chỉ báo cáo tổng số ca hàng tuần, hàng tháng cùng các bệnh dịch khác.
Các chuyên gia cho rằng đậu mùa khỉ lây nhiễm nội địa chứng tỏ bệnh đã du nhập vào Việt Nam và lưu hành trong cộng đồng. Giải trình tự gene virus lấy từ bệnh nhân thứ ba ghi nhận chủng virus mang kiểu gene khác với hai trường hợp đầu tiên mắc bệnh nhập cảnh từ Dubai vào Việt Nam tháng 10 năm ngoái.
Hiện, chưa rõ nguồn lây bệnh cho các ca bệnh gần đây, cũng như mối liên quan về mặt dịch tễ.
Các bác sĩ cho rằng không nên lo lắng quá mức bởi đậu mùa khỉ không dễ lây lan ra cộng đồng, chỉ dễ lây trên một số nhóm nguy cơ như đồng tính nam, song giới, người có nhiều bạn tình, không bảo vệ bằng bao cao su...
Bệnh có cách lây gần giống HIV do tiếp xúc, cọ sát với mụn nước, quan hệ tình dục với người đang mắc, song sẽ tự thải trừ hoàn toàn virus và nhanh khỏi nếu bệnh nhân có miễn dịch tốt.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây lo ngại trên toàn cầu, dỡ bỏ mức cảnh báo cao nhất vào ngày 11/5. Trước đó, ngày 23/7/2022, WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Chuyên gia vẫn khuyến cáo người dân cảnh giác chủ động phòng ngừa tích cực nếu thuộc nhóm nguy cơ cao và tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng nghi ngờ.
Người có triệu chứng nghi ngờ như phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu khác như sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược... Người này cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục, đồng thời liên hệ cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...