TPHCM: Dấu hiệu cảnh báo trước cái chết từ sốt xuất huyết
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) ngày 3/11 cho biết, tính đến hết tháng 10/2022 toàn thành phố đã ghi nhận 70.370 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH). Bệnh tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, số ca SXH nặng là 1.600 ca, hầu hết bệnh nhân nặng là do nhập viện muộn.
Tuần qua, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 1.628 ca SXH, giảm 27,% so với trung bình 4 tuần trước, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao so với cùng kỳ năm trước. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã có 29 trường hợp tử vong vì SXH.
HCDC cảnh báo, hiện nay khoảng 75% số trường hợp tử vong do SXH là người lớn. Nhiều trường hợp đến bệnh viện trễ gia tăng nguy cơ tử vong do không được can thiệp điều trị kịp thời. Ngành y tế khuyến cáo cộng đồng khi có dấu hiệu sốt cao 39 đến 40 độ C, đột ngột, liên tục, cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.
Bệnh SXH có biểu hiện khá đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Theo HCDC bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn gồm: sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Giai đoạn nguy hiểm, thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt.
Ở giai đoạn nguy hiểm, nhiệt độ cơ thể của người bệnh giảm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bệnh nhân đang hồi phục, ngược lại cần phải đặc biệt theo dõi dấu hiệu cảnh báo tình trạng trở nặng của SXH. Lúc này, các dấu hiệu xuất huyết dần xuất hiện từ nhẹ đến nặng với những biểu hiện rất đa dạng do tiểu cầu giảm.
Đây cũng là giai đoạn có rất nhiều biến chứng xảy ra, nhẹ nhất là xuất huyết dưới da kèm theo cảm giác ngứa da, tiếp đến là chảy máu cam, chảy máu chân răng, với phụ nữ có thể bị xuất huyết âm đạo dù không phải chu kỳ kinh nguyệt hay rong kinh.
Ở mức độ nặng, bệnh nhân sẽ bị xuất huyết đường tiêu hóa với các dấu hiệu nhận biết như tiêu phân đen, đi ngoài lẫn máu, nôn ra máu tươi hoặc máu đông. Nặng hơn là thể suy tạng như viêm não, viêm gan nặng, viêm cơ tim, xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể bị tràn dịch màng phổi, màng bụng, hạ huyết áp do máu bị cô đặc nên không bù đủ dịch.
Bệnh nhân và người nhà trong quá trình theo dõi, chăm sóc, nếu thấy người bệnh xuất hiện những dấu hiệu như nôn nhiều, bụng đau không rõ nguyên nhân, đau đầu, đi tiểu ít, vật vã, li bì hoặc có dấu hiệu xuất huyết thì cần đưa ngay đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....