TP Hồ Chí Minh kích hoạt báo động đỏ dịch sốt xuất huyết
Tối 19/10, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định thành lập tổ chuyên gia về điều trị SXH Dengue của ngành y tế TP.
Tổ chuyên gia được chia ra nhiều nhánh: Tổ chuyên gia điều trị SXH trẻ em gồm 15 bác sĩ là trưởng hoặc phó các khoa Cấp cứu, khoa SXH, khoa Hồi sức nhiễm, khoa Hồi sức tích cực nhiễm và Covid-19 của các Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi Đồng TP và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
Đối với tổ chuyên gia điều trị SXH người lớn gồm 13 thành viên cũng là trưởng hoặc phó các khoa thuộc các Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện quận Tân Phú.
Còn tổ chuyên gia nội soi tiêu hóa và ngoại tiêu hóa gồm 4 thành viên là lãnh đạo hoặc trưởng khoa của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Bình Dân.
Các tổ chuyên gia nêu trên có nhiệm vụ tham gia cập nhật, bổ sung hướng dẫn điều trị SXH; xây dựng các đồng thuận trong điều trị trong khi chờ Bộ Y tế cập nhật hướng dẫn điều trị SXH; tham gia Hội đồng chuyên môn phân tích, rút kinh nghiệm các trường hợp SXH nặng, tử vong; tham gia tập huấn, tư vấn từ xa, hội chẩn, xử trí bệnh nhân SXH nặng.
Cùng ngày, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng ban hành công văn gửi các Bệnh viện công lập và tư nhân, các Trung tâm Y tế và Phòng y tế các quận, huyện và TP Thủ Đức, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP để triển khai quy trình báo động đỏ đối với bệnh nhân SXH.
Theo đó, khi người bệnh SXH nặng trong tình trạng nguy kịch, có nguy cơ đe dọa tính mạng, cơ sở y tế phải kích hoạt quy trình báo động đỏ đối với người bệnh SXH nội viện hoặc liên viện để kịp thời cấp cứu người bệnh.
Quy trình báo động đỏ sẽ được kích hoạt để huy động lực lượng chuyên môn ứng cứu cho những trường hợp bệnh nhân SXH nặng như ngưng tim, ngưng thở đột ngột, suy hô hấp, suy tuần hoàn nhưng không thể tiếp cận được đường thở hoặc mạch máu…
Quy trình trên cũng được áp dụng với người bệnh sốc SXH, suy tạng nặng, không đáp ứng điều trị hồi sức tích cực hoặc vượt khả năng điều trị của cơ sở y tế nhưng không thể chuyển viện an toàn. Ngoài ra cũng áp dụng với người bệnh SXH nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa, cần can thiệp mạch máu khẩn cấp nhưng ngoài khả năng của bệnh viện và có nguy cơ tử vong trong trường hợp chuyển viện.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến ngày 9/10, tại TP đã có gần 64.500 trường hợp mắc SXH, trong đó có 26 ca tử vong. Số ca bệnh đã tăng 627,6% với cùng kỳ năm trước (năm 2021 là 8.860 ca). Tỷ lệ ca bệnh nặng trên tổng số ca mắc SXH là 2,2% tăng hơn 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của nhiều căn bệnh.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.