TP Hồ Chí Minh: Hơn 1.100 ca mắc COVID-19 mới trong một tuần
Theo thống kê của Cổng thông COVID-19 TP Hồ Chí Minh, trong ngày 27/8, Thành phố ghi nhận 178 ca mắc COVID-19 mới và 262 trường hợp đang được điều trị tại các bệnh viện. Các quận, huyện ghi nhận có số ca mắc mới trong ngày nhiều nhất là thành phố Thủ Đức (36 ca), Gò Vấp, Bình Tân (16 ca), Bình Thạnh (15 ca)…
Bệnh viện Chợ Rẫy (là bệnh viện tuyến cuối của khu vực phía Nam) từ đầu tháng 8 đến nay cũng tiếp nhận số bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị nội trú tăng. Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, nếu như những tháng trước bệnh viện không có bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị nội trú thì từ đầu tháng 8 đến nay bệnh viện đã tiếp nhận 41 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 21 trường hợp nặng, nguy kịch và đã có 7 trường hợp đã tử vong.
Bác sĩ Lê Quốc Hùng cũng cho biết, trong số những bệnh nhân nặng, nguy kịch đang điều trị tại Bệnh viện có 30% bệnh nhân ở TP Hồ Chí Minh, còn lại là bệnh nhân đến từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam. Đáng chú ý, hầu hết những bệnh nhân này đều có bệnh lý nền kèm theo và qua tìm hiểu về tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19, chỉ có 28% là được tiêm ngừa đầy đủ 3 mũi, 25% bệnh nhân chưa được tiêm mũi nào, còn lại bệnh nhân tiêm từ 2 mũi trở xuống.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tính từ ngày 19 đến ngày 25/8, Thành phố ghi nhận 1.114 ca mắc mới (tăng 258 ca so với tuần trước). Số ca mắc mới tăng tương ứng với số ca nặng nhập viện cũng tăng. Nếu tháng trước đó, Thành phố chỉ tiếp nhận dưới 30 ca nặng mỗi ngày thì hiện trung bình mỗi ngày Thành phố ghi nhận 64 trường hợp. Hiện tại các bệnh viện đang điều trị cho khoảng 80 ca nặng cần hỗ trợ hô hấp. Hầu hết những bệnh nhân thở máy đều trong nhóm nguy cơ cao, lớn tuổi, bệnh nền và chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Trong bối cảnh số ca mắc mới trên địa bàn TP Hồ Chí Minh gia tăng mỗi ngày, vào khoảng giữa tháng 8, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã gửi công văn khẩn đến các cơ sở y tế trực thuộc sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19. Cụ thể, Sở Y tế Thành phố giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới chịu trách nhiệm chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý và chuyên môn để sẵn sàng kích hoạt lại Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 13 khi có yêu cầu; đồng thời xây dựng các tình huống tương ứng với các kịch bản về số ca nặng cần thu dung, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 13.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cầu tất cả bệnh viện, trung tâm y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố chủ động rà soát nguồn lực (nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân...) để sẵn sàng ứng phó khi tình hình dịch COVID-19 tiếp tục có diễn tiến theo chiều hướng xấu.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....