Khi thời tiết chuyển mùa, nhiều người thường có xu hướng ít ra ngoài và có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì vậy, con người dễ thiếu vitamin D. Không những vậy, với chế độ ăn kém dinh dưỡng khiến cho cơ thể dễ thiếu canxi, gây ra tình trạng loãng xương và gãy xương gia tăng đáng kể.

Mộc nhĩ - gấp 3 lần sữa

Nhiều người có lẽ sẽ bất ngờ khi biết rằng mộc nhĩ là một trong những thực phẩm rất giàu canxi. Trong 100g mộc nhĩ có chứa 357mg canxi. Ngoài ra, mộc nhĩ rất giàu chất xơ giúp chống táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa đào thải thức ăn, hạ đường huyết. Thành phần axit nucleic trong mộc nhĩ cũng có thể giảm lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Dùng liên tục có thể làm sạch phổi và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Trong 100g mộc nhĩ có chứa 357mg canxi. Ảnh minh họa: Internet

Đậu phụ - gấp 4 lần sữa

Theo Viện dinh dưỡng, trong 100g đậu phụ có chứa 510mg canxi. Không những vậy, đậu phụ còn là một nguồn protein chay được rất nhiều người lựa chọn để tiêu thụ. Trong đậu phụ còn chứa sắt, phốt pho và các thành phần chất xơ tốt cho tiêu hóa.

Vừng - gấp 8 lần sữa

Gừng là một loại hạt khá quen thuộc với người Việt Nam. Trong 100g vừng có chứa 975mg canxi - gấp 8 lần sữa. Ngoài ra, gừng còn giàu chất xơ, có tác dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa. Đồng thời giúp hạ huyết áp, có tác dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp, giúp da mịn màng, tươi trẻ.

Tép khô - gấp 17 lần sữa

Ai cũng nghĩ các món ăn giàu canxi phải vô cùng đắt đỏ nhưng sự thật ngược lại. Ví dụ như tép khô, một món ăn tưởng chừng rất dân dã nhưng lại rất giàu canxi. Theo Viện dinh dưỡng, trong 100g tép khô có chứa 2.000mg canxi.

Tép khô là loại tép biển nhỏ bé, sau khi được ngư dân khai thác lên bờ, phơi khô và có thể bảo quản để sử dụng dài ngày. Tép biển khô có vị ngọt, mềm, thơm ngon, rất giàu canxi. Bên cạnh đó, tép còn giàu magiê có tác dụng điều hòa nồng độ cholesterol trong máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Rạm tươi - gấp 29 lần sữa

Theo Viện Dinh dưỡng, thực phẩm giàu canxi bậc nhất có thể kể đến rạm tươi. Trong 100g rạm tươi có chứa đến 3.520mg canxi - gấp hơn 29 lần sữa.

Trong 100g rạm tươi có chứa đến 3.520mg canxi - gấp hơn 29 lần sữa. Ảnh minh họa: Internet

Rạm tươi là một họ cua, bao gồm các loài cua nhỏ, mình mỏng, bụng vàng, chân có lông, ở đồng lầy nước mặn hay các đồng ruộng. Các món ăn từ rạm không chỉ ngọt ngào, béo ngậy mà còn giàu dinh dưỡng, đặc biệt vỏ rạm mềm nên có thể nhai cả vỏ, phần canxi tập trung ở phần vỏ cũng rất nhiều.

Không tự ý bổ sung canxi bằng thuốc

Mặc dù có nhiều trong thực phẩm nhưng đối với một số đối tượng có nhu cầu canxi lớn như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi… thì phải bổ sung thêm. Việc thiếu canxi khá nguy hiểm đối với cơ thể. Trẻ em thiếu canxi không chỉ bị còi xương, chậm tăng chiều cao mà còn bị còi cọc, khóc đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồ hôi trộm… Người lớn thiếu canxi thì bị loãng xương, gai cột sống, gai gót chân, hạ canxi máu. Hạ canxi máu không chỉ gây cảm giác lo âu, mệt mỏi, bị chuột rút, co giật toàn thân mà còn khiến người bệnh bị khó thở, ngất xỉu.

Tuy nhiên, không được bổ sung canxi một cách tùy tiện. Việc uống canxi với liều lượng cao, quá lâu có thể dẫn đến sỏi thận, vôi hóa động mạch. Một số người trung niên thường tự ý bổ sung canxi mà không tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc nên thường bị quá liều. Khi quá tải canxi, người bệnh thường khát nước, đi tiểu nhiều, buồn nôn, rối loạn nhịp tim. Nếu gặp các biểu hiện như vậy, người dùng nên dừng uống canxi và đi khám bác sĩ để được điều trị.

Nếu cần phải bổ sung canxi

– Nên uống canxi vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 1 giờ, vì ánh nắng có thể làm tăng khả năng hấp thụ canxi. Dùng canxi làm nhiều lần trong ngày.

– Không ăn quá mặn vì có thể tăng thải canxi qua nước tiểu.

– Không uống canxi cùng với sữa và các chế phẩm của sữa.

– Không nên uống chung canxi với sắt cũng như một số khoáng chất khác như kẽm, đồng… cùng một lúc mà nên tách ra sáng, chiều, tối…

– Hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu vì sử dụng hai thứ này cũng khiến cơ thể khó hấp thu canxi.