Ngày đầu năm mới luôn là ngày được nhiều người coi trọng, và chuẩn bị chu đáo để cầu mong khởi đầu năm mới nhiều niềm vui, may mắn và thuận lợi. Tùy mỗi vùng miền sẽ có những phong tục khác nhau, do vậy trong bài viết này xin được tổng hợp và gửi đến các bạn tham khảo những phong tục ngày mùng 1 Tết để các bạn tham khảo và áp dụng cho bản thân, gia đình nhé. 

Tìm hiểu phong tục ngày mùng 1 Tết

Phong tục thờ cúng ngày mùng 1 Tết

Theo phong tục các cụ truyền lại thì vào sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán các gia đình sẽ làm một bữa cơm cúng vào ngày đầu năm. Bữa cơm này sẽ được cúng tổ tiên và thần linh. Đến chiều mùng 1 Tết, các gia đình lại tiến hành làm một mâm cơm cúng khác, là cúng cơm chiều, còn tên gọi chính xác của nó là cơm cúng Tịch điện. 


Phong tục thờ cúng ngày mùng 1 Tết. Ảnh: Internet

Các gia đình cẩn thận làm như thế suốt ba ngày Tết, mùng 1, mùng 2, và mùng 3. Nếu sớm thì đến ngày mùng 3 muộn thì ngày mùng 5, 10, hoặc rằm sẽ làm lễ hóa vàng tiễn tổ tiên. 

Những lưu ý khi tiến hành mâm cỗ cúng trong ngày mùng 1 Tết

  • Ăn mặc nghiêm trang lịch sự khi đứng trước bàn thờ tổ tiên và thần linh
  • Tiến hành thắp nhang, nến, đèn trong suốt 3 ngày Tết để tạo không khí ấm áp, ấm cúng cũng như trang trọng ngày Tết. 
  • Mâm cỗ cúng ngày mùng 1 Tết vẫn phải đầy đủ cỗ mặn, cỗ chay, đồng thời phải thay cả nước, đĩa trầu cau,..
  • Tiền vàng, vàng mã để trên bàn thờ trong 3 ngày Tết sẽ để nguyên, đến ngày làm lễ hóa vàng tiễn tổ tiên thì mới hóa. 
  • Mâm cơm cúng thì ngoài mùng 1 Tết đầy đủ ra thì các ngày sau có thể chỉ cần cúng bánh chưng, gói giò và hoa quả cũng được,
  • Sau khi cúng xong, đợt tàn hương thì sẽ để con cháu hưởng lộc. 

Ngoài ra, các bạn cũng nên chú ý mùng 1 Tết nên làm gì để may mắn cả năm nhé

  • Ngày mùng 1 Tết nên mặc màu đỏ để mang may mắn, vận đỏ cho năm mới. 


Mùng 1 Tết mặc áo đỏ cho may mắn cả năm. Ảnh: Internet

  • Nên ăn món ăn may mắn vào ngày đầu năm mới như bánh chưng, các loại đậu, ngũ quả và nho. 
  • Mua muối đầu năm, vào ngày mùng 1 Tết với mong ước tình cảm gia đình thêm bền chặt, mặt mà. 
  • Đi lễ chùa ngày đầu năm mới là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người Việt ta, cầu mong một năm bình an, hạnh phúc đến với bản thân và cả gia đình. 
  • Chúc Tết, trao lì xì 
  • Chúc nhau những ngày đầu năm gặp nhiều may mắn và an lành, trao tiền may mắn cho ông bà, bố mẹ và các cháu nhỏ cũng là một nét đẹp, phong tục văn hóa nên làm ngày mùng 1 Tết.

Cùng tìm hiểu xem mùng 1 Tết kiêng gì để tránh nhé các bạn

  • Kị cho nước cho lửa vì theo quan niệm ông bà ta nước, lửa đều tượng trưng cho sự giàu sang, ấm no của gia đình, nếu cho đi tức là năm này gia đình đó sẽ thất bát. 
  • Kị vay tiền, mượn tiền, trả tiền vào ngày mùng 1 Tết, thông thường hay có câu "Đi đòi nợ ngày mùng 1 Tết cho hắn dông cả năm" là cũng bắt nguồn từ phong tục này. 
  • Kiêng quét nhà, hót rác, làm đổ nước ngày mùng 1 Tết vì quét nhà hay hót rác, làm đổ nước cũng như là gia chủ tự tay vất đi may mắn, tiền tài của gia đình vậy. 
  • Tránh gây ra đổ vỡ, làm vỡ bát ngày mùng 1 vì ông bà ta cho rằng ngay ngày đầu năm đã đổ vỡ thì sẽ báo hiệu nhiều điều không may. 


Không làm vỡ bát, đổ vỡ ngày mùng 1 Tết tránh dông cả năm. Ảnh: Internet

  • Không được gọi dậy: Nhiều người cho rằng, nếu cứ thúc giục như vậy thì người đang buồn ngủ, ngái ngủ sẽ bị như vậy trong công việc và cuộc sống, bị thúc giục cả năm. Hơn nữa, còn phải đợi người buồn ngủ tỉnh ngủ rồi mới chúc Tết, nếu chúc trên giường tức là người ấy sẽ phải nằm bệnh trên giường cả năm. 
  • Kị mai táng: Không may gia đình nào có tang ngày mùng 1 thì sẽ phải kiêng để sang mùng 2 mới được phát tang. Bên cạnh đó, những gia đình nào có tang gần Tết thì không nên đi chúc Tết mọi người. 
  • Kiêng một số món ăn: Thì sẽ có một số món ăn mà nhiều người kiêng vào mùng 1 như là thịt chó, cua, mực,....
  • Kiêng nói tục, chửi bậy: Đầu năm không nói những điều không hay để tránh thị phi trong năm ấy.

Ngày Tết 2018 đến rồi, chúc các bạn ăn Tết vui vẻ hạnh phúc bên gia đình trong những ngày đầu năm mới nhé.