Tác hại khi lạm dụng nước hoa

Theo Tiến sĩ Smriti Naswa Singh, chuyên gia tư vấn da liễu và bác sĩ da liễu thẩm mỹ, Bệnh viện Fortis, Mulund , Ấn Độ: “Da là cơ quan tiếp xúc lớn nhất với môi trường. Vì da rất dày và có hệ thống thần kinh lẫn mạch máu phong phú nên một số loại mỹ phẩm và dược mỹ phẩm có thể được hấp thụ, nước hoa cũng không ngoại lệ”.

Ảnh minh họa: Internet

Tiến sĩ Susannah Baron, chuyên gia tư vấn da liễu tại Bệnh viện BMI Chaucer và Bệnh viện Canterbury (Hoa Kỳ), cứ 10 người thì có gần 1 người bị dị ứng liên tục với các hóa chất có trong nước hoa.

Trong đó, tình trạng phổ biến nhất là viêm da. Gần 1/3 số người tiếp xúc với mùi dưới dạng các hạt phải chịu hậu quả về sức khỏe vì những hạt này kích hoạt phản ứng miễn dịch gây nứt, bong vảy và ngứa.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm có thể gây ra bệnh chàm, một căn bệnh về da dai dẳng gây phát ban ngứa.

Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhất lại nằm ở 2% số người không dung nạp hóa chất. Nghiên cứu gần đây được thực hiện tại cơ sở y học gia đình Texas, Mỹ cho biết, khả năng kích thích hóa học cao có thể khiến họ không thể di chuyển ra khỏi nhà vì hạt nhân tạo trong mùi khiến họ phát triển chứng rối loạn trầm cảm hoặc lên cơn hoảng loạn.

Đồng tình với quan điểm trên, Tiến sĩ Monika Singh, trợ lý giáo sư (Khoa Sản phụ khoa), Viện Khoa học Y tế Quốc tế Noida, Ấn Độ cũng cho rằng nước hoa có thể gây hại vì hầu hết chúng đều chứa triclosan (TCS) – một hợp chất thơm clo hóa.

Đây là thành phần được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc cá nhân cũng như các sản phẩm gia dụng như xà phòng thơm, dầu gội, kem đánh răng và chất khử trùng dạng lỏng.

Ảnh minh họa: Internet

Bằng chứng từ các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm cho thấy, việc sử dụng quá nhiều TCS gây ra sự rối loạn nội tiết trong cơ thể. Các chất gây rối loạn nội tiết có thể gây ra sự tàn phá nội tiết tố trong cơ thể và liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như chậm kinh ở buồng trứng đa nang (PCOS), rậm lông, mụn trứng cá cứng đầu sau tuổi 30 (mụn trứng cá ở người trưởng thành), hói đầu di truyền sớm, bệnh gai đen (kháng insulin) , bệnh tiểu đường và ung thư nội tiết tố cùng những bệnh khác.

Những người cần lưu ý khi sử dụng nước hoa

Hương thơm, màu sắc hoặc chất bảo quản của nước hoa có thể gây hắt hơi, thở khò khè hoặc nổi mề đay nếu người dùng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào.

Điều này có nghĩa là những người bị dị ứng, có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm, nổi mề đay hoặc da nhạy cảm nên hạn chế sử dụng nước hoa.

Nếu muốn sử dụng nước hoa hoặc mỹ phẩm, người dùng nên thử miếng dán sau tai và xem liệu có bất kỳ dị ứng nào phát triển trong 48 giờ hay không.

Ảnh minh họa: Internet

Nếu không may bị dị ứng nước hoa thì hãy dừng tiếp xúc, tắm rửa càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, nước hoa và lăn khử mùi hoàn toàn khác nhau như nước hoa chỉ dùng trên cơ thể sạch, trong khi lăn khử mùi để diệt khuẩn nên không được ngộ nhận hay lạm dụng sử dụng.

Khi bị dị ứng, người dùng không nên tự ý bôi thuốc mà nên tìm đến bác sĩ da liễu nhằm tìm ra cách chữa bệnh nhanh nhất, tránh tình trạng bệnh thêm nặng và phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm hơn… Dù thế nào thì hợp chất tạo nước hoa chỉ đáp ứng nhu cầu về mùi hương chứ không đáp ứng nhu cầu sức khỏe cho da nên người dùng không được lạm dụng dưới bất cứ hình thức nào.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại nước hoa đều có hại. Điều này còn phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng. Trước đây, nước hoa được làm từ thảo mộc, chiết xuất thực vật và tinh dầu, nhưng ngày nay chúng chủ yếu được pha hóa học và có nguồn gốc từ dầu thô hoặc dầu thông.

Để tránh tác hại cho sức khỏe, người tiêu dùng có thể thử sử dụng các loại dầu thơm nguồn gốc 100% từ thiên nhiên có khả năng tăng cường năng lượng bình tĩnh và xoa dịu căng thẳng.