Hiện nay, rất nhiều người thường có thói quen nhổ tóc bạc và họ cho rằng việc làm này sẽ làm giảm bớt được phần nào những sợi tóc bạc cũng như sẽ đem lại cảm giác thoải mái mỗi khi nhổ. Tuy nhiên, có một sự thật là việc nhổ tóc bạc chỉ đem lại những tác hại xấu mà thôi.

1. Những tác hại không ngờ từ thói quen nhổ tóc bạc

Gây mụn nhọt da đầu và làm tóc mọc ngược vào trong

Khi nhổ tóc bạc, lớp màng mỏng bao quanh tóc vô tình bị làm mất đi, mà lớp màng này lại có tác dụng định hướng mọc cho sợi tóc.

Và nếu thường xuyên nhổ tóc bạc thì có thể làm mất đi lớp màng này. Khi ấy tóc sẽ dễ bị mọc ngược vào trong hơn, gây ngứa ngáy khó chịu và làm da đầu xuất hiện mụn nhọt.

Tình trạng hói đầu

Thường xuyên nhổ tóc bạc dễ dẫn đến tình trạng hói đầu. Ảnh minh họa: Internet

Với việc cố gắng kéo hay giật mạnh các sợi tóc bạc, đã vô tình làm tổn thương ngày càng nghiêm trọng đến cả da đầu lần nang tóc. Khi nang tóc bị tổn thương, vô tình phá vỡ luôn các dây thần kinh và các mạch máu nhỏ nối với các nang tóc.

Ngoài ra, tốc độ mọc của tóc sẽ trở nên chậm và thưa hơn nếu như việc nhổ tóc bạc diễn ra quá nhiều lần. Dần dần sẽ dẫn đến tình trạng hối đầu.

Tóc bạc nhanh và nhiều hơn

Trên thực tế, việc nhổ tóc bạc chỉ được xem là biện pháp tạm thời mà thôi và hầu như nó chẳng mang lại lợi ích gì bởi lẽ sợi tóc khi mọc lại vẫn sẽ có màu bạc. Những sợi tóc sẽ bạc dần đi khi chúng ta già là do sắc tố melanin không còn được duy trì ở tế bào trong chân tóc nữa. Có thể do chúng chết đi hoặc hoạt động kém hiệu quả hơn.

Nói cho dễ hiểu thì khi có càng ít melanin tóc sẽ càng bạc nhanh hơn và khi các tế bào sắc tố trong nang tóc chết đi hoàn toàn, thì dù các mẹ có nhổ hết tóc bạc đi chăng nữa thì tóc mới khi mọc cũng không thể nào đen trở lại.

2. Các bài thuốc chữa trị bệnh tóc bạc sớm

Bài 1: Khế chua

Bài thuốc chữa tóc bạc từ khế được nhiều người tin tưởng áp dụng. Ảnh minh họa: Internet

Cần dùng 200g khế chua chín, nước dừa tươi 200ml, mật ong vừa đủ. Sau khi rửa sạch khế thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước rồi trộn với nước dừa, thêm chút mật ong.

Mỗi ngày nên dùng 2 lần. Khế chua có tác dụng chữa tóc bạc sớm là vì trong quả khế có rất giàu vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngừa lão hóa sớm của da và tóc.

Bài 2: Râu và lá ngô

Đem râu ngô đi phơi khô rồi lấy 1 lượng vừa đủ, đun nước rồi uống cả ngày. Lá ngô đem đi rửa sạch, rồi giã nhuyễn, sau đó cho thêm một ít nước rồi gạn lấy nước. Mỗi ngày có thể đem thoa lên vùng da đầu có tóc bạc từ 1 đến 2 lần liên tục trong 1 tháng để chữa trị tóc bạc sớm.

Bài 3: Cà rốt hầm tủy heo

Cà rốt đem đi rửa sạch, cắt thành miếng khoảng 2 đốt ngón tay hầm với tủy heo để lấy nước uống. Công dụng: Bổ thận, bền tinh khí và chữa trị tóc bạc sớm. Nên dùng liên tục suốt 15 ngày sẽ cho hiệu quả rõ ràng hơn.

Bài 4: Mùi, hành, gừng

Chuẩn bị 30g mùi tàu, 3 nhánh hành tươi và 3 lát nhỏ gừng ta. Có thể dùng đường trắng hoặc đường đỏ tùy ý với hàm lượng 30g. Lấy 3 bát nước cho vào nồi đất, sắc còn lại 1 bát, bỏ cặn ngày uống từ 1 đến 2 lần.

Bài 5: Đỗ đen hấp cách thủy

Cần dùng 50g đỗ đen và 200ml giấm chua. Cho đậu đen vào chén nhỏ, hấp cách thủy cho đến khi nào đậu nhừ là được. Sau đó lọc bỏ bã, lấy nước và bôi lên tóc mỗi ngày 2 lần. Sau 3 lần bôi thì gội đầu sạch và lại bôi tiếp.

Nên thực hiện liên tục cho đến khi nào tóc chuyển sang màu đen mới thôi.

Bài 6: Mè đen, đại mạch, hạt đào

Chuẩn bị các nguyên liệu như: Mè đen, Đại mạch mỗi thứ 300g, nhân hạt quả đào 150g tán nhỏ, rồi đem trộn chung với một lượng đường trắng vừa đủ. Sau khi trộn xong nên cho vào hũ cất giữ và dùng dần. Mỗi ngày ăn từ 2 đến 3 thìa cho buổi sáng và tối.

Bài 7: Hà thủ ô đỏ, mè đen

Hà thủ ô đỏ và mè đen mỗi loại 300g, một lượng đường trắng vừa đủ. Đem Hà thủ ô đi sấy khô, còn mè đen thì rang chín. Rồi lấy 2 thứ nghiền nhỏ, trộn đều với đường trắng để trong hũ lưu trữ và dùng dần. Mỗi ngày dùng 1 đến 2 thìa vào buổi sáng và tối liên tiếp ít nhất 6 tháng.