Tin sáng 6-1: Tốc độ lây của Omicron gấp 7 lần ở nhóm chưa tiêm vắc xin, gấp 3 lần ở nhóm tiêm đủ
Theo ông Long, hiện mỗi ngày vẫn có trên 200 ca tử vong do COVID-19, nếu để Omicron lan tràn nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế, số tử vong sẽ tăng lên.
Hiện Việt Nam đã ghi nhận 25 ca mắc chủng Omicron, tất cả đều đã được cách ly sớm.
Có một số ca dương tính chủng Omicron đã được ra viện, đặc điểm của các ca bệnh này cho đến nay là từ không có biểu hiện lâm sàng nào đến ho nhưng không sốt, không đau họng.
Nhưng các chuyên gia lo ngại nhất với chủng Omicron là tốc độ lây nhiễm, từ đó gây áp lực lên hệ thống y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành y tế năm 2022 là tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, góp phần quan trọng để thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.
TP.HCM kiến nghị sớm cho phép sản xuất, lưu hành thuốc kháng virus
Đây là kiến nghị của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tại hội nghị kể trên. Theo ông Mãi, trong tuần gần đây, số ca nặng và ca tử vong do COVID-19 ở TP.HCM đều giảm. Các hoạt động phục hồi kinh tế dần trở lại bình thường.
Trong 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp TP.HCM sẽ tập trung và cũng là những vấn đề kiến nghị với trung ương quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ trong quá trình tổ chức thực hiện có chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19.
Trước mắt TP.HCM tập trung giám sát và xử lý tốt biến thể mới. Đồng thời triển khai thực hiện chiến lược y tế trên địa bàn với 6 giải pháp trọng tâm: bao phủ vắc xin, kiểm soát cảnh báo dịch bệnh, quản lý chăm sóc F0 tại nhà, điều trị F0 tại bệnh viện, truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi hành vi, nâng cao năng lực phòng chống dịch.
TP kiến nghị Chính phủ sớm cho phép sản xuất và lưu hành rộng rãi thuốc kháng virus.
TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa vào thí điểm sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 từ ngày 16-8.
Thuốc cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị; giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tử vong.
Chiều 5-1, Hội đồng tư vấn cấp giấy phép lưu hành thuốc và vắc xin đã họp và thống nhất đề nghị Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành có điều kiện 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir do 3 công ty trong nước sản xuất.
Với 7 hồ sơ đã đệ trình nhưng chưa được xem xét dịp này, hội đồng đề nghị các nhà sản xuất hoàn thiện, hội đồng sẽ xem xét ngay khi đủ điều kiện.
Tiếp tục tăng cường xử lý vi phạm tiếng ồn tại TP.HCM
Ngày 5-1, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình vừa ký ban hành khẩn văn bản số 24/UBND-NCPC về việc tiếp tục tăng cường công tác xử lý vi phạm về tiếng ồn. UBND TP yêu cầu, đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tiếp tục chủ động thực hiện hiệu quả các giải pháp, biện pháp xử lý nghiêm nhóm hành vi vi phạm có mối liên hệ với nhau: tiếng ồn; phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và an ninh trật tự (trong đó có hành vi chống người thi hành công vụ).
Ở cấp huyện, xã, địa phương nào để xảy ra vi phạm về tiếng ồn do buông lỏng quản lý, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thì tiến hành xem xét trách nhiệm, xử lý người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức.
Cả nước có trên 6.500 ca bệnh COVID-19 nặng
Tính từ đầu vụ dịch đến chiều 5-1, cả nước đã ghi nhận 1,815 triệu ca COVID-19, trong số này có trên 1,441 triệu ca đã khỏi bệnh (79,4%). Trong số người đang được theo dõi, điều trị, có 119.385 người theo dõi, điều trị tại bệnh viện, trong đó có 6.511 bệnh nhân nặng.
So sánh tuần này với tuần trước, số ca mắc mới giảm 3,1%, số ca tử vong giảm 2,9%, số điều trị tại bệnh viện tăng 4,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 8,3%.
Hiện các địa phương có bệnh nhân đang điều trị cao gồm TP.HCM 42.809 ca, Hà Nội 35.209 ca, Bình Dương 31.748 ca, Đồng Nai 27.452 ca, Khánh Hòa 23.146 ca, Bà Rịa - Vũng Tàu 16.950 ca. Trong số này, TP.HCM có số ca nặng cao nhất (1.746 ca), Cần Thơ 396 ca, Hà Nội 385 ca, An Giang 383 ca, Bến Tre 361 ca...
Tình hình dịch bệnh tại một số tỉnh thành
- Hà Nội tối 5-1 thông tin trong 24 giờ qua ghi nhận 2.506 ca COVID-19, trong đó có 594 ca cộng đồng; 1.878 ca tại khu cách ly và 34 ca tại khu phong tỏa. Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (131); Thanh Trì (127); Thanh Xuân (123); Nam Từ Liêm (115); Hoàn Kiếm (112); Đống Đa (110); Hai Bà Trưng (108); Gia Lâm (105).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 là 59.915 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 19.261 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly có 40.654 ca. Từ ngày 15-12 đến nay, Hà Nội ghi nhận hơn 19.000 ca COVID-19 được xác định bằng test nhanh, trung bình mỗi ngày thêm gần 1.000 F0 phát hiện bằng test nhanh.
- Ngày 5-1, Hải Phòng ghi nhận số F0 tăng trở lại với 798 ca COVID-19 mới. Trong số 798 F0 hôm nay có 493 ca tự đi làm xét nghiệm, 149 F1. Thành phố ghi nhận thêm 1 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 lên 19 ca, tổng số xuất viện 4.936 bệnh nhân, đang điều trị 7.963 ca, số ca trở nặng là 34 ca.
- Quảng Ninh ghi nhận số ca mắc kỷ lục trong ngày với 337 F0, trong đó 283 ca trong cộng đồng, 54 ca đã được quản lý, cách ly. Đặc biệt, ngày 5-1 TP Cẩm Phả ghi nhận số ca mắc cao trong ngày với 50 ca.
- Tính đến thời điểm này, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) ghi nhận tổng hơn 2.200 ca COVID-19, trong đó phần lớn đã được điều trị khỏi và xuất viện. Hiện còn 784 ca đang được điều trị. TP Đà Lạt đã quyết định thành lập 16 trạm y tế lưu động.
- Từ ngày 28-12-2021 đến ngày 4-1-2022, Bình Phước ghi nhận trên 5.400 ca COVID-19, trong đó trên 3.900 ca sàng lọc trong cộng đồng, chiếm hơn 71%. Bình Phước đã nâng cấp độ dịch toàn tỉnh từ cấp 2 lên cấp 3. Đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước ghi nhận tổng cộng hơn 32.500 ca COVID-19.
- Quảng Bình từ 6h ngày 4-1 đến 6h ngày 5-1 ghi nhận thêm 59 ca COVID-19, trong đó có 55 ca cộng đồng, 21 ca liên quan chùm ca bệnh xã Quảng Phú (Quảng Trạch); trong ngày có 36 ca xuất viện. Tổng số người về từ vùng dịch dương tính là 648 ca.
Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 3.994; số ca điều trị khỏi là 3.511, còn 183 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca tử vong; 233 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...