Tiêu chí giúp mẹ phán đoán cơ thể đang phục hồi tốt sau sinh
Quan sát bụng
Để phán đoán cơ thể mẹ đang phục hồi sức khỏe sau sinh ổn định và thuận lợi, đầu tiên mẹ nên chú ý vùng bụng của mình.
Nhiều trường hợp ngay cả sau khi sinh con thì bụng người mẹ vẫn có hiện tượng hơi “phình to”, thậm chí có người sau một đến hai năm thì bụng trông vào vẫn giống như lúc mang bầu 5 – 6 tháng. Phụ nữ dù độ tuổi nào cũng rất thích làm đẹp và chuyện chậm lấy lại vòng eo lý tưởng sau sinh khiến nhiều mẹ lo lắng và khổ tâm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản thì dù việc này có chút ảnh hưởng đến hình tượng nhưng về mặt sức khỏe, đây lại là tín hiệu tốt và bạn sẽ phát hiện rằng sau khi sinh em bé mà bụng vẫn còn to thì về lâu dài càng ít xảy ra biến chứng.
Quan sát tình trạng tiểu tiện và đại tiện
Trong thai kỳ, đa số mẹ bầu đều dễ mắc chứng tiểu són, táo bón nhưng sau khi sinh, hầu như các biểu hiện này sẽ dần dần mất đi nhanh chóng. Nếu đã qua một thời gian tương đối dài sau khi em bé chào đời mà mẹ vẫn khổ sở bởi tình trạng này thì nên thận trọng.
Ngoài các hiện tượng về tiểu tiện và đại tiện như trên, một số sản phụ còn xuất hiện những cơn đau khi quan hệ gối chăn, hoặc âm đạo bị “lỏng nhão”. Điều này cho thấy quá trình phục hồi sau sinh không được thuận lợi.
Mẹ có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn, cố gắng thực hiện các bài tập hỗ trợ để lấy lại sức khỏe cho các cơ, thúc đẩy chức năng các cơ quan trong cơ thể trở lại hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Quan sát lưng
Sự phát triển của em bé trong thai kỳ có thể chèn ép lên cột sống và các dây thần kinh nên khiến mẹ bầu thường bị chứng đau mỏi lưng. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh mà tình trạng này không khỏi, thậm chí có lúc còn kèm theo tê tay chân thì mẹ nên chú ý.
Theo các chuyên gia sức khỏe trên Familydoctor, hiện tượng mẹ sau sinh vẫn bị hành hạ bởi các cơn đau nhức lưng, tê cứng tứ chi có thể là tín hiệu bệnh tật về bộ phận ở lưng. Đây cũng là tín hiệu cho thấy hiệu quả hồi phục sau sinh không được lý tưởng.
Sự thay đổi về ngoại hình
Giai đoạn sau khi sinh con từ 100 ngày đến nửa năm chính là thời gian vàng để mẹ có thể giảm cân, lấy lại vóc dáng. Nếu thực hiện chế độ ăn uống khoa học, tinh thần được thư giãn kết hợp với chế độ luyện tập thể chất phù hợp thì cơ thể mẹ sẽ phục hồi rất tốt.
Nếu mọi cố gắng đều không đem lại hiệu quả, có người có thể sẽ béo hơn cả khi mang thai, hoặc có người trở nên sụt cân và gầy yếu vượt quá tiêu chuẩn thì mẹ cần sớm đến bệnh viện để kiểm tra.
Quan sát hai núi đôi
Trong suốt quá trình mang thai và cho con bú, do hóc môn trong cơ thể tăng cao nên tuyến vú và các mạch máu ở đây gần như được “phát triển lần thứ hai”. Vì vậy, nếu mẹ phát hiện núi đôi có hiện tượng chảy xệ, hoặc “teo tóp” lại bất thường, nên gặp bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân xử lý.
Nguồn: http://yc.familydoctor.com.cn/a/201901/2533700.html
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...