Nhiều người có xu hướng lựa chọn bạn đời dựa trên sở thích hay tuổi tác mà bỏ qua sự sự hòa hợp từ trong tính cách cũng như suy nghĩ. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến việc hạnh phúc trong hôn nhân mãi chỉ là những giấc mơ.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự thành công hay thất bại trong hôn nhân có đến 60% phụ thuộc vào khâu lựa chọn. Vậy, chọn thế nào mới là chọn đúng?

Chọn nhầm đối tượng, hôn nhân sẽ rơi vào ngõ cụt. Ảnh minh họa: Tiệm ảnh Sa Sa

Sự mù quáng dễ dẫn tới những lựa chọn sai lầm

Con người khi yêu đều trở nên mù quáng, ngoài người ấy ra hoàn toàn chẳng để thứ gì vào trong mắt. Nhà tình d ụ c học người Ba Lan cũng khẳng định rằng những ai yêu say đắm đều có dấu hiệu của người bị bệnh, không còn khả năng nhận định tốt – xấu, đúng – sai, càng không thể nhìn ra bản chất thật sự của nửa kia. Mặt khác, vỏ bọc hoàn hảo mà đối phương xây dựng cũng khiến nhiều người mờ mắt. Kẻ keo kiệt dễ dàng trở nên hào phóng, người nóng nảy cũng bỗng chốc hóa ôn nhu. 

Câu nói yêu đến… “phát bệnh” quả không sai. Ảnh minh họa: Hiệu ảnh số 8

Muốn hạn chế phần nào tình huống đáng tiếc trên, lời khuyên duy nhất được đưa ra là chớ vội vàng. Thế nhưng, có những đôi trai gái còn lạ hơn. Họ chẳng hề vội vã, bỏ thời gian tìm hiểu suốt bao năm nhưng về chung nhà thì cãi vã vẫn hoàn cãi vã. Có lẽ, cái sai vốn bắt nguồn từ giai đoạn tìm hiểu, không chịu đi sâu vào những vấn đề then chốt mà chủ yếu là những mặt sở thích chung chung.

Quá trình sai thì kết quả làm sao mà đúng được. Ảnh minh họa: Pinterest

Những yếu tố hòa hợp tuyệt đối không thể bỏ qua

Như đã nói, phương pháp tìm hiểu sai sẽ dẫn đến lựa chọn sai. Yếu tố then chốt quyết định xem hai cá thể có thể hòa hợp nhau hay không chẳng thể dựa vào những sở thích chung, ai cũng có thể giống nhau mà vốn dĩ phải đào sâu hơn nữa.

1. Tâm lí

Cũng tương tự như diện mạo, tâm lí mỗi người mỗi khác, chẳng ai giống ai. Người ta luôn có xu hướng bị thu hút bởi những thứ mà mình không có, chẳng hạn như nàng sôi nổi sẽ thích chàng trầm tĩnh, chàng hay lo âu lại bị ấn tượng bởi những cô nàng vui vẻ. Tóm lại, sự hòa hợp được nói đến ở đây ý chỉ cảm giác thoải mái khi ở cạnh nhau. Ngược lại, một trong hai cảm thấy gò bó, tù túng thì miễn cưỡng đến bên nhau e là sẽ phải khổ dài dài.

Cảm giác thoải mái là yếu tố cần được ưu tiên. Ảnh minh họa: Pinterest

2. Tác phong sinh hoạt

Người cẩn thận từng li từng tí và người đại khái, làm qua loa cho có rất khó có thể dung hòa. Nếu người này luôn kêu ca, phàn nàn về sự cẩu thả của người kia thì trái lại, người kia sẽ sẽ cảm thấy khó chịu, ban đầu sẽ nhịn nhục nhưng “tức nước vỡ bờ”, việc phản ứng lại chỉ là điều sớm muộn. Sống thế này thì còn gì là vui vẻ.

3. Suy nghĩ

Sự hòa hợp trong cách nhìn nhận những giá trị tinh thần của vợ và chồng cũng vô cùng quan trọng. Có anh chồng được tặng tấm bằng khen liền chạy ùa về khoe với vợ, ai mà ngờ chị ta bĩu môi nói: “Trời ạ! Cái này để làm gì, ăn được không mà vui với chả mừng”. Thế này, có thể bền vững được sao?

 

Suy nghĩ quá khác nhau thì nhiều khả năng đổ vỡ. Ảnh minh họa: Pinterest

4. Chuyện ấy

Kết hôn đồng nghĩa với việc gắn lên người hai chữ “thủy chung”, suốt đời chỉ "làm chuyện yêu" với một người. Tính toán của các nhà tâm lý học cho thấy trung bình mỗi cặp vợ chồng làm chuyện ấy khoảng 2500 lần. Thế nên, làm chuyện ấy mà không hòa hợp ít nhất sẽ mất đi 50% hạnh phúc. Và thực tế cho thấy, nhiều màn lừa dối, “cắm sừng” nhau cũng bắt nguồn từ sự không hòa hợp này chứ chẳng đâu xa.