Tiêu chảy cấp và cách điều trị
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp
Nguyên nhân chủ yếu của tiêu chảy cấp là do nhiễm trùng. Đây là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và tử vong cao ở trẻ em. Hầu hết nhiễm trùng gây tiêu chảy cấp lây lan qua đường tay - chân - miệng hoặc qua thức ăn có nhiễm trùng.
Có nhiều nhóm vi khuẩn có thể gây tiêu chảy cấp, tuy nhiên chúng ta có thể chia ra làm các nhóm: nhóm gây tiêu chảy bằng độc tố có tụ cầu vàng, E.coli, phẩy khuẩn tả, E.coli 0157 - H7...; nhóm gây tiêu chảy bằng cách kết dính vào niêm mạc ruột có giun, sán, E.coli, cyclospora...; nhóm gây tiêu chảy bằng cách xâm nhập niêm mạc như amíp, salmonela, rotavirus, shigela...
Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh, quá trình hóa trị liệu, thức ăn có thể cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp.
Biểu hiện của tiêu chảy cấp là đi tiêu chảy và nôn ói, đau bụng hoặc sốt.
Điều trị tiêu chảy cấp
Các thuốc điều trị tiêu chảy cấp là thuốc bù nước và chất điện giải, giảm sự co thắt của ruột, chữa rối loạn tiết dịch làm giảm đau bụng, giảm số lần đi đại tiện. Tuy không điều trị nguyên nhân nhưng đây là cách để chống mất nước, tránh các rối loạn do mất nước và chất điện giải.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thuốc giảm nhu động ruột giúp giảm sự co bóp của ruột làm nước và chất điện giải trong ruột di chuyển chậm hơn làm tăng khả năng hấp thu của ruột. Tuy nhiên, không dùng thuốc giảm nhu động ruột trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, tùy vào tình trạng tiêu chảy, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Cách phòng tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn
Tiêu chảy cấp nói chung và tiêu chảy do nhiễm khuẩn nói riêng là nguyên nhân gây tử vong cao ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Do đó việc hiểu và biết cách phòng tránh tiêu chảy cấp có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng.
Mọi người nên có ý thức giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và đặc biệt là đảm bảo an toàn thực phẩm. Tránh để thực phẩm hoặc tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây tiêu chảy phát triển.
Cần tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh, quản lý tốt chất thải sinh hoạt, nhất là người bị mắc tiêu chảy cấp.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.