Tác dụng của tiết lợn

Theo các chuyên gia, ăn tiết lợn vừa đủ, đúng cách có tác dụng tốt cho cơ thể. Trong món ăn này chứa lượng protein với tỷ lệ cao hơn cả thịt lợn, trứng gà.

Đối với phụ nữ thiếu máu, tiết lợn được nấu chín sẽ ngăn ngừa thiếu hụt sắt trong máu, cải thiện sức khỏe.

Dinh dưỡng trong tiết lợn rất phong phú, lượng protein trong tiết lợn bình quân chiếm khoảng 74%, gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với trứng gà và toàn bộ giá trị protein (bao hàm 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người).

Ảnh minh họa: Internet

Cứ mỗi 100g tiết lợn chiếm tới 16g protein, cao hơn thịt bò và thịt lợn. Protein trong tiết lợn chứa lượng axit amin gần giống như trong cơ thể con người, nên rất dễ được hấp thụ và tiêu hóa. Tiết lợn còn chứa hàm lượng lecithin, sắt và một số nguyên tố khác cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, ăn tiết lợn rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài chất sắt và protein thì tiết lợn còn chứa vitamin K, chức năng thúc đẩy máu đông hiệu quả trong những trường hợp cần thiết.

Đặc biệt, trong tiết lợn có hàm lượng nguyên tố vi lượng phong phú. Chúng có khả năng phòng ngừa tế bào ung thư ác tính sinh sản và phát triển.

Theo các nhà khoa học, tiết lợn chứa chất wound hormone. Chất này khả năng làm tổn hại hoặc tiêu diệt tế bào xấu, gây hại cho cơ thể.

Ảnh minh họa: Internet

Đối với người trung niên và cao tuổi, chức năng của não thường suy giảm dần theo thời gian. Trong tiết có phospholipid giúp kéo dài tuổi thọ của các tế bào thần kinh, nhờ đó bảo vệ não và cải thiện trí nhớ. Như vậy, quá trình lão hóa của não sẽ được giảm dần.

Những người không nên ăn tiết lợn

Người có vấn đề về hệ tiêu hóa: Những người có vấn đề về hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày hoặc đại tràng cần hạn chế ăn tiết lợn, đặc biệt khi tiết chưa được chế biến kỹ lưỡng.

Phụ nữ mang thai: Trong một số trường hợp, việc ăn tiết lợn luộc có thể gây nguy cơ lây nhiễm bệnh từ vi khuẩn hoặc virus từ tiết lợn cho phụ nữ mang thai và thai nhi.

Người già và trẻ em: Do hệ miễn dịch của họ thường yếu hơn, người già và trẻ em có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn khi ăn tiết lợn luộc, đặc biệt nếu tiết không được chế biến, lưu trữ đúng cách.

Ảnh minh họa: Internet

Người mắc bệnh tim mạch không nên ăn tiết lợn: Tiết lợn có hàm lượng cholesterol cao. Do đó, người bị bệnh tim mạch hoặc có lượng cholesterol trong máu cao nên tránh ăn món này. Người đang trong quá trình điều trị chứng bệnh máu đông cũng không được ăn tiết lợn.

Người bị xơ gan không nên ăn tiết lợn: Người khỏe mạnh ăn tiết lợn có tác dụng bổ máu, bổ gan. Tuy nhiên, người xơ gan tiêu thụ nhiều sản phẩm này lại làm dư thừa lượng protein, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý khi ăn tiết lợn

Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn.

Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Thêm vào đó, không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn món tiết lợn. Các trường hợp bị chảy máu đường ruột tốt nhất không nên ăn. Danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này còn có người có mỡ máu cao, huyết áp không ổn định, cholesterol cao.

Ảnh minh họa: Internet

Khi mua và chế biến các món ăn từ tiết lợn, người nội trợ cũng cần chú ý. Thực phẩm phải tươi mới, được lấy trong ngày là tốt nhất, không mua khi tiết có màu sắc, mùi khác lạ.

Chỉ cần có dấu hiệu ôi thiu, tiết lợn có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa và các rối loạn đường tiêu hóa khác.

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo không ăn tiết canh bởi nguy cơ mắc các bệnh trong đó có nhiễm liên cầu khuẩn lợn rất cao.

Trong trường hợp lợn bị bệnh chết, kể cả nấu chín, bạn cũng không được ăn tiết lợn.

Nếu sau khi ăn tiết, có hiện tượng tiêu chảy, sốt cao, xuất huyết dưới da, bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện để điều trị.