Tiết lộ cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất
Lòng bàn tay, bàn chân trơn ướt, nhớp nháp khiến bạn cả ngày khó chịu và công việc, cuộc sống bị cản trở. Tuy nhiên, bạn đã thực hiện nhiều cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân mà vẫn không thấy đạt được hiệu quả như ý. Để khắc phục hiệu quả nhất, cần nắm rõ những kiến thức về bệnh.
1. Ra mồ hôi tay chân nhiều là bệnh gì?
Tăng tiết mồ hôi bàn tay bàn chân (còn được gọi là tăng tiết mồ hôi do cảm xúc) do nhiều nguyên nhân như: cảm xúc, vị giác hoặc do phụ nữ có thai, mãn kinh, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, bệnh về thần kinh giao cảm, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều… Bệnh thường thấy nhất trong ngày mùa hè.
Đồng thời, những nguyên nhân gây tác động đến bệnh có thể kể đến như yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới. Đây chính là những điều kiện thuận lợi gây trầm trọng hơn tình trạng tăng tiết mồ hôi. Ngoài ra còn có chứng tăng tiết mồ hôi vị giác và toàn thân.
Đặc biệt, mồ hôi tay chân ra quá nhiều có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý, chẳng hạn như:
+ Rối loạn thần kinh giao cảm
Tình trạng đổ mồ hôi tay chân bất kể thời tiết nóng hay lạnh, vận động nhiều hay ít và không liên quan đến bệnh lý nào khác có thể xuất phát từ nguyên nhân là do chứng rối loạn thần kinh giao cảm. Vị trí xuất hiện nhiều mồ hôi thường có tính chất đối xứng như ở 2 bàn tay, 2 bàn chân, 2 nách, đầu mặt…
+ Nhiễm trùng
Nhiễm trùng lao là bệnh thường gặp nhất. Không chỉ bị đổ mồ hôi ở tay chân mà người bệnh lao còn bị đổ mồ hôi toàn thân liên tục.
+ Bệnh tuyến giáp
Cơ thể tăng tiết mồ hôi do rối loạn chuyển hóa khi có quá nhiều hormon tuyến giáp (cường giáp) hoặc thiếu hụt hormon tuyến giáp (suy giáp). Kèm theo chứng đổ mồ hôi đó là mất ngủ, tim đập nhanh, sụt cân nhanh, tâm trạng bất ổn.
+ Hạ đường huyết
Lượng đường máu thấp dẫn đến kích thích hệ giao cảm tăng bài tiết hormon adrenalin và gây đổ mồ hôi nhiều. Thường gặp ở người bệnh tiểu đường mãn tính.
+ Ung thư
Đổ mồ hôi tay chân cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh ung thư như u lympho, bệnh bạch cầu, u tế bào crom…
+ Rối loạn nội tiết
Nội tiết mất cân bằng dẫn đến bộ phận cảm biến thân nhiệt ở hoạt động khi rối loạn, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn.
+ Bệnh tiểu đường
Biến chứng thần kinh và rối loạn chuyển hóa ở người bệnh tiểu đường khiến hệ thần kinh giao cảm bị ảnh hưởng và gây tăng tiết mồ hôi.
2. Cách chữa bệnh đổ mồ hôi tay chân
Với từng nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều khác nhau mà phương pháp khắc phục ở mỗi người sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nguyên tắc để chữa bệnh đổ mồ hôi tay chân hiệu quả nhất đó là giải quyết tốt căn nguyên gây đổ mồ hôi. Hiện nay, có thể kể đến một số phương pháp giúp giảm mồ hôi tay chân theo y học hiện đại và dân gian. Bao gồm:
+ Phương pháp chữa bệnh theo Tây y
- Bôi thuốc:
Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân và nách tại chỗ bằng cách dùng thuốc bôi xoa. Đây là cách để giảm tiết mồ hôi tạm thời. Có thể bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối tác dụng rất tốt.
- Liệu pháp uống thuốc:
Sử dụng các thuốc uống nhóm kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm… cũng là cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị bệnh. Tác dụng giảm tiết mồ hôi trong vòng 4-6 giờ sau khi uống thuốc .Tuy nhiên, nên cẩn trọng khi sử dụng vì các thuốc uống còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
Một số phương pháp chuyên sâu gồm:
- Điện di ion:
Bằng cách đưa các hạt điện tích của thuốc qua da vào sâu dưới da sẽ giúp ức chế tuyến mồ hôi ở tay chân. Những thuốc được dùng trong điện chuyển ion là aluminum chloride 20% và glycopyrrolate 0,01%. Dùng thay thế phương pháp này cho phương pháp bôi tại chỗ. Có thể duy trì hiệu quả tối đa 6 tháng/1 liệu trình.
- Tiêm botox:
Độc tố botulinum được tiêm dưới da lòng bàn tay, bàn chân vào mỗi bàn chân, tay sẽ ngăn chặn tuyến mồ hôi bài tiết. Hiệu quả thường chỉ kéo dài 6 tháng nên bạn cần phải tiêm nhiều lần.
Thuốc có thể gây tác dụng phụ yếu cơ khi cầm nắm nên bệnh nhân cần phải thận trọng khi làm việc. Hiệu quả của phương pháp này có thể duy trì trong 5 tháng sau khi tiêm nhưng giá thành cao. Chỉ cần tiêm một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè
- Cắt hạch giao cảm:
Phương pháp này chỉ áp dụng để điều trị mồ hôi tay. Chỉ nên tiến hành cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị khi tất cả các phương pháp trên thất bại. Những rủi ro có thể gặp như đau giao cảm, Hội chứng Horner gây sụp mí mắt, tăng tiết mồ hôi bù trừ…
+ Phương pháp điều trị theo dân gian và Đông y
- Chữa mồ hôi tay chân bằng lá lốt:
Lá lốt có hiệu quả giúp làm giảm tiết mồ hôi và làm ấm tay chân hiệu quả. Để đạt hiệu quả chữa mồ hôi theo cách dân gian này cần kiên trì thực hiện thường xuyên, đáp ứng nhanh hay chậm còn tùy cơ địa từng người. Bạn có thể xông hơi tay chân với nước của rễ, thân và lá của cây lá lốt già. Hoặc dùng phần lá lốt đã hạ thổ này cho vào lọ kín để dùng dần.
- Sử dụng thảo dược tự nhiên làm giảm mồ hôi:
Giảm mồ hôi tay chân bằng cách áp dụng Đông y vẫn là giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Cách triệt để nhất giúp ngăn tiết mồ hôi tay chân đó là phải tác động sâu bên trong đến căn nguyên bệnh, làm dịu sự hưng phấn hệ thần kinh giao cảm và tăng cường sức khỏe cho da.
Do đó, đồng thời với biện pháp bôi xoa ngoài da, để mang lại tác dụng lâu dài, người bệnh nên kết hợp cùng những giải pháp trị mồ hôi từ bên trong. Tốt nhất là sử dụng các thảo dược có hoạt tính ngăn mồ hôi tự nhiên.
Sử dụng các loại thảo dược gồm: Thiên môn đông, sơn thù du, hoàng kỳ cách chữa mồ hôi tay chân an toàn, mang lại hiệu quả giảm mồ hôi triệt để, lâu dài cho người bệnh.
* Hoàng kỳ: Hạn chế tăng tiết mồ hôi, điều hòa tâm trạng
Hoàng kỳ (Stragalus mebranaceus) là thảo dược giúp trị bệnh mồ hôi nhiều hiệu quả và có công dụng giúp tăng cường sức khỏe cho làn da, ngăn tiết mồ hôi một cách mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, những người mắc phải chứng tăng tiết mồ hôi thường rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng, lo lắng bởi suy nghĩ tình trạng của mình sẽ khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu, thậm chí e ngại việc giao tiếp. Điều đó càng kích thích hệ thần kinh giao cảm làm mồ hôi tiết nhiều hơn và hoàng kỳ sẽ
Đồng thời, giúp cải thiện tinh thần, giảm đi cảm giác lo âu, hồi hộp. Từ đó giảm kích thích hệ thần kinh giảm cảm – một trong những nguyên nhân gây bệnh.
* Thiên môn đông: Ngăn sự hưng phấn quá mức của hệ giao cảm, cấp nước
Thiên môn đông là thảo dược có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, ngăn chặn suy kiệt do mất nước, giảm tình trạng mệt mỏi, điện giải qua mồ hôi. Ngoài ra, thiên môn đông cũng giúp làm dịu tình trạng hưng phấn quá mức của hệ thần kinh giao cảm. Từ đó loai bỏ nguyên nhân khiến tay chân bạn đổ mồ hôi liên tục và mất kiểm soát..
* Sơn thù du: Điều hòa bài tiết tuyến mồ hôi, giúp se nhỏ lỗ chân lông,
Sơn thù du thường được dùng để giảm nhẹ tình trạng cơ thể tăng bài tiết bất thường, điều hòa hoạt động của tuyến mồ hôi. Thành phần tanin giúp làm se nhỏ lỗ chân lông, kháng viêm, ngăn chặn xuất hiện bệnh ngoài da. Để chữa đổ mồ hôi tay chân bằng Đông y, bạn cần kết hợp sơn thù du cùng những loại thảo dược trên phù hợp.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên bạn đã biết cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân và nắm được chìa khóa cho nỗi lo lắng đổ mồ hôi tay chân đang khiến bạn bận tâm.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....