Tiền lương tháng 2/2021 có được ứng trước để nghỉ Tết Nguyên đán?
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Số tiền này được người sử dụng lao động thanh toán theo đúng kỳ hạn đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, dù chưa đến kỳ trả lương nhưng người lao động có thể tạm ứng trước tiền lương.
Cụ thể, theo Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, người lao động được tạm ứng lương trong các trường hợp sau:
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng (căn cứ khoản 3 Điều 95 BLLĐ năm 2019);
- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi (căn cứ khoản 1 Điều 101 BLLĐ năm 2019);
- Người lao động thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng, riêng người lao động đi nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương (căn cứ khoản 2 Điều 101 BLLĐ năm 2019);
- Người lao động nghỉ hằng năm được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ (căn cứ khoản 3 Điều 101 BLLĐ năm 2019);
- Người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc để xác minh vi phạm kỷ luật lao động (căn cứ khoản 2 Điều 128 BLLĐ năm 2019).
Từ những căn cứ trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc ứng trước tiền lương. Nếu hai bên thống nhất được các điều kiện về việc ứng lương thì người lao động sẽ được nhận lương trước kỳ hạn.
Mặt khác, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2021 rơi vào giữa tháng 2 Dương lịch. Do đó, để có thêm thu nhập tiêu Tết, người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để được ứng trước tiền lương tháng 2.
Việc ứng lương để nghỉ Tết phụ thuộc vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu như các trường hợp khác được quy định cụ thể mức tạm ứng lương tối thiểu hoặc tối đa thì trường hợp ứng lương theo thỏa thuận của các bên lại không có nội dung này. Thay vào đó, việc ứng trước lương được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động có thể tùy ý thỏa thuận về số tiền được ứng trước.
Thông thường, số tiền tạm ứng sẽ được các bên căn cứ vào mức mà người lao động đề xuất và khả năng đáp ứng của công ty. Do đó, người sử dụng lao động có thể đồng ý tạm ứng trước cho người lao động 30% hoặc 50% hoặc thậm chí 100% lương của tháng đang làm việc.
Như vậy, số tiền người lao động được ứng trước dịp Tết này sẽ do các bên tự thương lượng mà không giới hạn mức tối đa./.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...