Tiêm phòng uốn ván là cách để bảo vệ con người tránh khỏi chủng uốn ván nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể uốn ván sẽ gây ra những cơn co giật dễ dẫn đến tử vong ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, tiêm phòng uốn ván hiện nay là việc bắt buộc phải có đối với trẻ em và được khuyến nghị ở cả người lớn trên khắp thế giới.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về uốn ván, tại sao phải tiêm phòng uốn ván để có nhận thức đúng đắn về mức độ nguy hiểm của uốn ván cũng như việc tuân thủ phòng ngừa uốn ván một cách nghiêm túc.

Tiêm phòng uốn ván là giúp bảo vệ con người thoát khỏi mối hiểm hoạ mang tên trùng uốn ván - Ảnh minh họa: Internet

Uốn ván là gì?

Uốn ván hay còn có tên gọi khác là phong đòn gánh (theo y học phương Đông), là một bệnh cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra.

Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào dòng máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh-cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó, xuất hiện các cơn co giật, căng cứng các bắp thịt trong cơ thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

Đau đầu, cứng bắp thịt, bắt đầu từ trong xương hàm, sau đó đến cổ và cánh tay, chân, hoặc bụng, khó nuốt, bồn chồn và khó chịu, đau họng, đổ mồ hôi và sốt, đánh trống ngực, cao hoặc thấp huyết áp, co thắt cơ ở mặt

Thời kỳ ủ bệnh của uốn ván là khoảng từ 4-21 ngày, thường trong vòng 7-10 ngày.

Tại sao phải tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván trực khuẩn Clostridium tetani được tìm thấy rất nhiều trong đất, trong môi trường sống và chúng hiện hữu ở bất cứ nơi nào. Ngay khi cơ thể của con người bị tổn thương ngoài ra bằng các vết thương hở, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường máu huyết để phá huỷ các hồng cầu, gây ra co giật và tử vong nhanh chóng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tiêm phòng uốn ván để đề phòng nguy cơ bị chúng tấn công bất ngờ.

Trùng uốn ván khi xâm nhập vào máu sẽ phá huỷ hồng cầu và gây nên những cơn co giật nguy hiểm tới tính mạng - Ảnh minh họa: Internet

Ai cần tiêm phòng uốn ván?

Những trường hợp cần phải tiêm ngay uốn ván ngay bao gồm: Người mắc chấn thương; Tiêm phòng uốn ván khi bị đinh đâm; Tiêm phòng uốn ván khi mang thai; Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2; Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 3.

Đối với trường hợp khi không may bị trầy xước, gây ra vết thương hở, trực khuẩn uốn ván từ môi trường bị nhiễm bẩn chung quanh có thể xâm nhập vào và gây bệnh. Do đó, cần tiêm phòng uốn ván loại globulin miễn dịch uốn ván. Đây là loại miễn dịch uốn ván được dùng để phòng ngừa cho người bị thương chưa được miễn dịch và có nguy cơ cao bị uốn ván.

Liều Globulin miễn dịch uốn ván là 250 IU (đơn vị quốc tế) nên tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Nếu sau khi bị thương chậm quá 24 giờ thì cần phải tăng liều lên 500 IU.

Đối với người mang thai lần đầu, lần 2 và lần 3 cũng cần phải tiêm phòng uốn ván vì khi sinh nở cũng gây ra các vết rách dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể tấn công cả mẹ và bé rất nguy hiểm.

Khi dẫm phải đinh, bạn nên đi tiêm phòng uốn ván ngay - Ảnh minh họa: Internet

Tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu?

Tiêm phòng uốn ván phải xem xét tới mức độ tổn thương và lịch sử tiêm phòng của bạn như thế nào. Đối với những người bị thương, nếu đã được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ bằng vaccine hoặc đã được tiêm liều vaccine nhắc lại trong vòng 5 năm thì không cần tiêm nữa. Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị nhiễm uốn ván thì bạn nên tiêm ngay vaccine uốn ván.

Đối với các trường hợp có tiền sử tiêm vaccine không rõ, cần tiêm huyết thanh kháng uốn ván phối hợp với vaccine uốn ván.

Do bệnh nhiễm trùng uốn ván không tạo ra miễn dịch vì vậy những người đã mắc uốn ván không có miễn dịch tự nhiên và cần phải tiêm chủng sau khi đã điều trị khỏi bệnh.

Bạn cần chú ý sau 2 tuần khi đã tiêm vaccine liều thứ nhất bạn phải tiêm liều vaccine thứ hai, và sau 1 tháng phải tiêm liều vaccine thứ 3. Khi tiêm huyết thanh kháng uốn ván thì bệnh nhân cần được thử trước để tránh tình trạng sốc khi tiêm huyết thanh kháng uốn ván.

Những vết thương hở chính là "cánh cửa" để trùng uốn ván xâm nhập vào cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai cần tuân thủ những gì?

Giai đoạn 9 tháng 10 ngày là một khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và vất vả của phụ nữ mang thai. Ngoài việc cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi, bà bầu cũng cần phòng tránh, tự bảo vệ mình khỏi các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

Do đó, trước và trong khi mang bầu, phụ nữ cần được tiêm một số loại vaccine phòng bệnh như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm, bạch hầu, ho gà và cả uốn ván...

Tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu cần tuân thủ các điều sau:

Cụ thể: Theo thông tư 38/2017/TT-BYT của BYT ban hành 17/10/2017 quy định như sau:

+ Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

  • Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Lần 2: Ít nhất 1 tháng sau lần 1
  • Lần 3: Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Lần 4: Ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Lần 5: Ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc kỳ có thai lần sau.

+ Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vaccine có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản thì thời gian tiêm phòng uốn ván như sau:

  • Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu
  • Lần 2: Ít nhất 1 tháng sau lần 1
  • Lần 3: Ít nhất 1 năm sau lần 2

+ Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vaccine có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

  • Lần 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu.
  • Lần 2: Ít nhất 1 năm sau lần 1
Trước và trong khi mang bầu, phụ nữ cần được tiêm một số loại vaccine phòng bệnh như sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm, bạch hầu, ho gà và cả uốn ván...- Ảnh minh họa: Internet

Với phụ nữ mang thai lần đầu

Với phụ nữ mới lần đầu mang thai, trước đó chưa tiêm phòng uốn ván hoặc không rõ tiền sử tiêm vaccine hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vaccine có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản sẽ được tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Được tiêm khi thai kỳ được khoảng 20 tuần trở lên, không nên tiêm quá sớm vì những tuần đầu thai nhi chưa ổn định
  • Mũi 2: Được tiêm sau mũi tiêm đầu ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.

Với phụ nữ đã tiêm uốn ván và mang thai lần thứ hai

Bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào? Rất nhiều chị em còn chưa biết. Với những chị em trước khi mang thai đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván, mũi cuối cùng cách không quá 10 năm thì không cần phải tiêm phòng uốn ván. Nhưng nếu thời gian tiêm quá 10 năm thì cần phải tiêm nhắc lại 2 mũi.

Còn với những người ở thai kỳ trước đã tiêm 2 mũi, đến thai kỳ sau cách không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván từ tuần 20 trở đi. Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thêm 1 mũi nhắc lại này cũng rất quan trọng, các mẹ bầu mang thai lần 2, lần 3 cần chú ý.

Bầu lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào? Rất nhiều chị em còn chưa biết - Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

+ Tiêm phòng uốn ván bị sưng và ngứa là việc hết sức bình thường vì vậy các bà bầu không nên lo lắng. Đó chỉ là tác dụng phụ của tiêm phòng uốn ván không quá nghiêm trọng. Những vết sưng đau sẽ tự khỏi, không cần sử dụng thuốc, hay chườm đắp vào vị trí tiêm.

+ Tiêm phòng uốn ván khi nào? nên tiêm từ tuần thứ 20 trở đi và mũi cuối cách ngày sinh ít nhất 30 ngày.

+ Việc tiêm phòng uốn ván cần dựa vào tuổi thai và số lần mang thai, mẹ bầu không nên tự ý đi tiêm.

+ Trong thời gian mang thai, Bộ y tế Việt Nam quy định phụ nữ chỉ cần tiêm vaccine phòng uốn ván. Tuy nhiên theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới và CDC, phụ nữ mang thai từ 27 -35 tuần có thể tiêm vaccine phòng bạch hầu- ho gà – uốn ván để phòng ho gà sớm cho sơ sinh nếu trước khi mang bầu chưa được tiêm vaccine này. Trường hợp đặc biệt: nếu bị vật nuôi như chó, mèo, khỉ... cắn, chị em cần tiêm phòng dại theo sự chỉ định của bác sĩ.

Tiêm phòng uốn ván ở đâu?

Hiện nay, tiêm phòng uốn ván đã được áp dụng rộng rãi trên tất cả các tỉnh thành, quận, huyện, phường, xã cả nước. Vì vậy, chúng ta có thể tới các địa điểm như: Trung tâm Y tế dự phòng/Trạm Y tế các xã, phường, quận, huyện, các Bệnh viện sản/Bệnh viện đa khoa, các Trung tâm tiêm chủng… nơi mình cư trú để thực hiện tiêm phòng uốn ván.

 

Hãy nghiêm túc chấp hành việc tiêm vaccine uốn ván cho trẻ em, phụ nữ mang thai và kể cả ở những người khoẻ mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Tiêm phòng uốn ván là việc làm cần thiết để giúp bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ nhiễm chủng uốn ván nguy hiểm. Nên nhớ rằng, bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể gặp phải những chấn thương gây trầy xước da và chủng uốn ván lại có mặt ở tất cả mọi nơi, chỉ đợi cơ hội để tấn công con người. Chính vì vậy, hãy nghiêm túc chấp hành việc tiêm chủng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và kể cả ở những người khoẻ mạnh.