Tiêm đủ 2 liều vaccine vẫn có thể mắc Covid-19, có 10% trong số đó tử vong: BS chỉ ra 5 yếu tố
5 yếu tố khiến người tiêm đủ 2 liều vaccine vẫn có thể mắc Covid-19
Yếu tố 1: Loại vaccine
Hiện tượng bị nhiễm virus sau khi tiêm vaccine (đầy đủ 2 liều) không phải là mới. Trong dịch tễ học, người ta gọi đó là những ca "nhiễm đột phá".
GS Nguyễn Văn Tuấn cho biết, vaccine chống Covid-19 có nhiều loại và được bào chế khác nhau. Chẳng những thế, hiệu quả của vaccine cũng có thể khác nhau. Nếu dựa vào thử nghiệm lâm sàng thì hiệu quả vaccine của Pfizer là 95%, Moderna 94%, AstraZeneca 70-81% (tuỳ thời gian tiêm).
Khi nói 'hiệu quả 95%' không có nghĩa là cứ 100 người tiêm thì 95 người sẽ không bị nhiễm. Hoàn toàn không phải như vậy. Nó có nghĩa là xác suất bị nhiễm ở những người được tiêm vaccine thấp hơn 95% xác suất ở những người không tiêm vaccine.
Đơn vị tính toán của hiệu quả là xác suất, không phải cá nhân. Mà, xác suất thì áp dụng cho một nhóm người, không phải cho một cá nhân. Một nhóm người sẽ có người bị nhiễm và người không bị nhiễm. Còn cá nhân thì chỉ bị hay không bị, chứ không có xác suất nhiễm. Điều này có nghĩa là con số hiệu quả vaccine chỉ áp dụng cho 1 quần thể hay nhóm người, nó không có ý nghĩa thực tế cho 1 cá nhân.
Yếu tố 2: Thời gian giữa 2 liều
Theo kết quả nghiên cứu vaccine AstraZeneca báo cáo trên Lancet, thì khoảng cách thời gian mà vaccine có hiệu quả cao nhất là chừng 3 tháng. Các chuyên gia lý giải rằng 3 tháng là thời gian đủ để cơ thể chúng ta 'làm quen' với vaccine trước khi nhận liều mới. Khi khoảng cách giữa 2 liều là 12 tuần thì hiệu quả vaccine lên đến 81%, nhưng khi khoảng cách 6 tuần thì hiệu quả chỉ 55%.
Đó cũng chính là lí do mà Úc chọn khoảng cách 3 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.
Yếu tố 3:
Không có vaccine nào có hiệu quả mãi mãi, mà chỉ trong một thời gian. Theo nghiên cứu (chưa qua bình duyệt) thì hiệu quả của vaccine Pfizer có vẻ suy giảm sau 6 tháng sau liều thứ 2.
Yếu tố 4: Biến thể của virus
Lý do thứ tư là virus có biến thể giúp nó thoát khỏi tầm kiểm soát của hệ miễn dịch. Chất liệu di truyền của virus nCov là RNA (khác với con người là DNA). RNA có mức độ đột biến nhanh hơn DNA. Khi chúng ta có vaccine để chống, thì virus đã biến thể sang dạng khác rồi, vì chúng thường đi trước con người rất xa.
Điều này có thể giải thích tại sao virus bị đột biến có thể thoát khỏi 'radar' của hệ miễn dịch. Đó là lý do mà giới khoa học quan tâm khi Ấn Độ phát hiện một biến thể mới vì nó có thể làm cho vaccine hiện hành kém hiệu quả.
Yếu tố 5: Tuổi tác và sức khoẻ
Lý do thứ năm là độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, và nhất là tiền sử dùng thuốc. So với những người trẻ, hệ miễn dịch ở người cao tuổi không đáp ứng tốt với các kháng nguyên mới.
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin, mắc COVID-19 có tử vong không?
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng khi đã tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19, cơ thể sẽ được bảo vệ, nếu nhiễm bệnh sẽ nhẹ, không cần thở oxy. Tuy nhiên vẫn có tỉ lệ 10% bệnh nặng và tử vong vì nhiều lý do.
Cụ thể, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết sau khi tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19 thì cơ thể sẽ có kháng thể bảo vệ, ngăn chặn khả năng bệnh nặng.
Khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì trong cơ thể có kháng thể đầy đủ hơn, không bị nhiễm bệnh, không bị bệnh nặng.
Bác sĩ Châu cho rằng nói "không" ở đây là nói theo cách dân gian, còn về mặt khoa học tất cả các vắc xin đều có một tỉ lệ bảo vệ nhất định và tỉ lệ này không bao giờ đạt 100%. Tỉ lệ bảo vệ của tất cả các vắc xin hiệu quả hiện nay được Bộ Y tế công nhận dao động từ 70 - 80%.
Như vậy vẫn có 20% sau khi tiêm vắc xin COVID-19 xong vẫn bị nhiễm, riêng chủng Delta có hiện tượng xuyên phá hệ thống miễn dịch nên vắc xin, hệ thống kháng thể của cơ thể không ngăn chặn hoàn toàn được.
Hiện chủng Delta là chủng làm cho rất nhiều người đã tiêm vắc xin COVID-19 vẫn bị nhiễm bệnh.
Khi nhiễm bệnh, 90% người đã tiêm 2 mũi vắc xin sẽ được bảo vệ, nhiễm bệnh nhẹ, không cần thở oxy. Tuy nhiên vẫn có tỉ lệ 10% bệnh nặng và tử vong.
Có nhiều lý do, trong đó không phải trường hợp nào kháng thể cũng có thể bảo vệ được cơ thể trước tác động của virus, với người lớn tuổi tỉ lệ bảo vệ có thể thấp hơn, khoảng 80 - 85%.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....