Xì hơi thường xuyên có nghĩa là gan của bạn kém?

Chúng ta thường nghe câu nói: Xì hơi nhiều là do gan kém. Câu trả lời là không chắc chắn, nhưng không thể loại trừ.

Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Chức năng gan bất thường có thể ảnh hưởng đến quá trình bài tiết mật bình thường, khiến quá trình chuyển hóa chất béo trở nên bất thường.

Ảnh minh họa: Internet

Dữ liệu lâm sàng cho thấy xì hơi thường xuyên không nhất thiết là do gan kém, nhưng 80% bệnh nhân có vấn đề về gan đều có triệu chứng xì hơi tăng bất thường.

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu có tần suất xì hơi tăng lên và sau khi loại trừ các yếu tố như chế độ ăn uống, cử động nuốt quá mức và cơ thể có các triệu chứng như chán ăn, khó tiêu, mệt mỏi, da xỉn màu, vàng da,…  thì cần cảnh giác cao rằng đó có thể là do bệnh lý về gan.

4 lý do có thể gây xì hơi

Rối loạn chức năng đường tiêu hóa

Một số người chức năng lá lách và dạ dày kém không thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kịp thời sau khi vào cơ thể, dễ sinh ra khí khó chịu khi tích trữ trong đường tiêu hóa.

Sau đó nó sẽ bị tống ra khỏi cơ thể bằng sự co bóp của ruột và dạ dày, loại khí này sẽ có mùi đặc trưng.

Ăn quá nhanh

Ảnh minh họa: Internet

Ăn quá nhanh sẽ khiến một lượng lớn khí đi vào cơ thể qua đường miệng. Những loại khí này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu bình thường của đường tiêu hóa và làm tăng tần suất xì hơi.

Ít vận động và không tập thể dục trong thời gian dài

Ngồi lâu sẽ làm chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa suy giảm, thức ăn vào cơ thể không thể tiêu hóa kịp thời, điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và dễ làm tăng tần suất các triệu chứng xì hơi, khó tiêu.

Táo bón lâu ngày

Người bị táo bón sẽ tích tụ một lượng lớn phân trong ruột nếu không được thải ra ngoài kịp thời sẽ cực kỳ khô và khó tống ra ngoài, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Khi phân tích tụ cũng sẽ sinh ra nhiều khí, khiến con người xì hơi thường xuyên hơn.