Hiện nay có khá nhiều chương trình về hiến máu nhân đạo để đảm bảo nguồn máu cần thiết cho việc cấp cứu. Nhiều người sợ cho máu vì lo rằng nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tuy nhiên việc hiến máu, cho máu sẽ đem lại nhiều lợi ích khác nhau. Vậy, hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về việc hiến máu có hại cho sức khỏe không nhé.

Hiến máu là gì?

Hiến máu đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể (Ảnh: Internet)

Hiến máu là quá trình cho máu, cơ thể bạn sẽ bị rút đi một lượng máu nhất định và đảm bảo tình trạng sức khỏe cơ thể.

Để có đủ điều kiện hiến máu, người hiến cần đảm bảo được các tiêu chuẩn như máu không bị viêm nhiễm, cơ thể không mắc bệnh thiếu máu, cân nặng đủ 45kg, người khỏe mạnh, phải đủ 18 tuổi trở lên.

Đồng thời, những trường hợp như phụ nữ đang mang thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang có con bú, người bị huyết áp cao thì không được hiến máu.

Việc cho máu, hiến máu là dùng máu tốt, không bị viêm nhiễm để đảm bảo cơ thể người tiếp nhận không bị phản ứng và bị lây bệnh.

Hiến máu, cho máu có bị sao không?

Sau khi hiến máu, chỉ số máu có sự thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn cơ thể chịu đựng được, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ có một số trường hợp nhỏ, sau khi hiến máu sẽ bị chóng mặt, say sẩm mặt mày và có thể ngất xỉu. Đây là hiện tượng cơ thể bị sốc do mất máu, chỉ cần tĩnh dưỡng lại là tình trạng cơ thể sẽ trở lại bình thường.

Việc cho máu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn (Ảnh: Internet)

Hiến máu có tác dụng gì?

Đừng nghĩ rằng hiến máu, cho máu sẽ khiến cơ thể yếu đi. Ngược lại quá trình này còn đem lại nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới.

Có đến 70% trong hồng cầu là chất sắt. Tuy nhiên nếu lượng sắt dư thừa lại gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Bởi vậy mà khi cho máu sẽ giúp loại bỏ được một sắt dư thừa ra ngoài.

Lợi ích tiếp theo chúng ta cần nói đến đó là việc cho máu giúp cơ thể sản sinh máu mới. Các tế bào hồng cầu sẽ mất đi và được thay thế bằng các tế bào khác, làm mới hệ thống, giúp cơ thể nhanh chóng bổ sung lại lượng máu đã mất và tốt cho sức khỏe.

Một số người sau khi hiến máu sẽ ăn nhiều hơn và ít vận động hơn, điều này sẽ giúp cơ thể tăng cân nhanh chóng.

Đồng thời, việc hiến máu còn giúp bạn kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mình như huyết áp, nhịp tim, nhóm máu,... Từ đó có thể phát hiện bệnh tật kịp thời và điều trị tốt hơn. Nhiều cuộc nghiên cứu còn cho thấy, hiến máu đều đặn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư gan, phổi, dạ dày,...

Những lưu ý khi hiến máu

Tuy hiến máu có nhiều lợi ích, tuy nhiên bạn không được lạm dụng, không được hiến quá nhiều lần trong năm vì sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Mỗi năm chỉ nên cho máu nhiều nhất 4 lần.

Cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống điều độ để cơ thể sớm lấy lại sức lực và trở lại trạng thái bình thường.

Cùng với đó, bạn cần thực hiện các lời khuyên của bác sĩ để khi hiến máu đảm bảo an toàn và nhanh chóng hơn.

Như vậy, bạn đã biết được việc hiến máu đem lại lợi ích gì cho cơ thể. Nếu bạn đủ điều kiện hiến máu thì hãy thực hiện điều này để có thể cứu sống được nhiều người hơn nhé.