Thuộc lòng cách tính ngày an toàn để tránh mang thai
Ngày quan hệ an toàn để tránh mang thai
Những ngày quan hệ an toàn được hiểu là những ngày mà tinh trùng nam giới xâm nhập vào cơ thể nữ giới mà không gặp được trứng, không xảy ra hiện tượng thụ tinh.
Trước khi học cách tính ngày an toàn để tránh mang thai, chúng ta cần nắm rõ một số thông tin sau: Tinh trùng nam giới sau khi xâm nhập vào cơ thể người nữ có thể tồn tại được từ 5 – 7 ngày, trong khi trứng chỉ tồn tại sau khi rụng từ 12 – 24 giờ, nếu không gặp được tinh trùng, trứng sẽ thoái hóa đi.
Điều này có nghĩa là: tuy trứng chỉ tồn tại tối đa 24 giờ, nhưng nếu chị em chỉ kiêng quan hệ vào đúng ngày rụng trứng thì tinh trùng sống sót từ những ngày quan hệ trước đó vẫn có thể khiến chị em mang thai. Sau khi trứng rụng 24 giờ trở đi, đây là thời điểm an toàn nhất để quan hệ mà không sợ mang thai, mức độ an toàn gần như tuyệt đối.
Cách tính ngày an toàn để tránh mang thai
Như đã đề cập ở trên, điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất khi áp dụng phương pháp tránh thai này đó là chị em phải xác định chính xác ngày rụng trứng của mình. Nghe có vẻ đơn giản tuy nhiên điều này cực kỳ khó khăn.
Để tính được ngày rụng trứng chính xác, chị em phải có 1 chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, số ngày của một chu kì phải lặp lại chính xác theo 1 con số nhất định (ví dụ: 28 ngày) thì ngày rụng trứng mới có thể xác định đúng.
Tuy nhiên trên thực tế, có rất ít chị em có chu kì đều như vắt chanh. Chu kì kinh nguyệt lệch 1 – 2 ngày đã được xem là đều đặn, có chị em còn lệch hẳn 7 – 10 ngày trở lên. Do đó, khi tính ngày an toàn để tránh mang thai thường cộng thêm một số ngày để phòng ngừa sai số.
Bước 1: Xác định chu kì kinh nguyệt
Việc xác định chu kì kinh nguyệt đòi hỏi chị em phải theo dõi chu kì của mình trong ít nhất 3 – 4 chu kì. Con số ghi nhận được nên lặp lại hoặc chỉ xê xích 1 – 2 ngày, sau đó lấy trung bình cộng để được số ngày tương đối của chu kì kinh nguyệt.
Bước 2: Xác định ngày rụng trứng
Theo lý thuyết, ngày rụng trứng thường là ngày thứ 14, tính ngược từ ngày xuất hiện kinh nguyệt của chu kì tiếp theo (trừ trường hợp rụng trứng bất thường do tai nạn như: bị hiếp dâm, hưng phấn quá độ do xa bạn tình lâu ngày…).
Một cách dễ hiểu hơn, chị em sẽ ước tính ngày hành kinh tiếp theo của mình là ngày nào (dựa vào số ngày trung bình của một chu kì kinh nguyệt), sau đó, từ ngày ước tính, chị em đếm ngược lại 14 ngày, đây chính là ngày nghi ngờ khả năng rụng trứng cao nhất.
Ví dụ: Quy ước ngày đầu tiên hành kinh là ngày 1. Chu kì của chị em là 28 ngày, thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 (28-14=14). Chu kì 30 ngày, thì ngày rụng trứng là ngày 16 (30-14=16). Chu kì 32 ngày thì ngày rụng trứng là ngày 18 (32-14=18).
Đặc biệt, nếu chu kì của chị em chỉ có 20 ngày thì ngày rụng trứng là ngày 6 (sau khi sạch kinh được vài ngày thì hiện tượng rụng trứng xảy ra).
Bước 3: Xác định khoảng thời gian nguy hiểm khi quan hệ
Theo lý thuyết, khoảng thời gian quan hệ nguy hiểm là 5 – 7 ngày trước thời điểm rụng trứng và 1 ngày sau thời điểm rụng trứng, thời điểm này nếu xảy ra quan hệ, khả năng mang thai lên đến 99%.
Thực tế không đơn giản như vậy, sau khi ước tính thời điểm rụng trứng, khoảng thời gian nguy hiểm được xác định bằng cách cộng và trừ ít nhất 5 ngày so với ngày rụng trứng.
Cộng thêm 5 ngày trước ngày ước tính rụng trứng là vì: Tinh trùng có khả năng tồn tại trong cơ thể nữ giới từ 5 – 7 ngày, nếu muốn chắc chắn hơn, chị em có thể cộng 7 – 8 ngày trước ngày ước tính rụng trứng để đề phòng trứng rụng sớm hơn dự kiến.
Vậy vì sao cộng thêm 5 ngày sau ngày ước tính rụng trứng? Theo lý thuyết thì trứng chỉ sống được 24 giờ, sau đó sẽ thoái hóa, nếu quan hệ khi trứng đã thoái hóa thì không có khả năng mang thai. Tuy nhiên, phải cộng thêm 5 ngày để đề phòng sai số, trứng rụng trễ hơn dự kiến, chu kì kinh nguyệt có thể đến trễ từ 1 – 3 ngày.
Bước 4: Ngày quan hệ an toàn để tránh mang thai
Sau khi xác định được giai đoạn quan hệ nguy hiểm, dễ mang thai (kéo dài trung bình từ 11 – 13 ngày tùy theo cách cộng và trừ của chị em), chu kì kinh nguyệt sẽ được chia làm 3 giai đoạn cơ bàn: (1) giai đoạn trước giai đoạn nguy hiểm (bao gồm cả lúc hành kinh), (2) giai đoạn nguy hiểm, (3) giai đoạn sau giai đoạn nguy hiểm.
Trong đó, giai đoạn sau giai đoạn nguy hiểm (giai đoạn 3) được xem là an toàn nhất cho việc quan hệ tránh thai của các cặp đôi. Đối với giai đoạn trước giai đoạn nguy hiểm (giai đoạn 1) chỉ được xem là an toàn tương đối.
Vì một số chị em có chu kỳ kinh nguyệt ngắn, đặc biệt là chu kì nhỏ hơn 20 ngày (trứng rụng vào ngày thứ 6 của chu kì) thì giai đoạn nguy hiểm đã trùng hoàn toàn với giai đoạn hành kinh.
Do đó, chỉ trừ giai đoạn 3, tất cả các thời điểm còn lại chị em nên lựa chọn một biện pháp tránh thai khác hỗ trợ để đạt hiệu quả tránh thai tối đa.
Nắm được cách tính ngày an toàn để tránh mang thai sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc quan hệ, tuy nhiên đây vẫn được xem là phương pháp tránh thai có tỉ lệ thành công khá thấp, rủi ro mang thai ngoài ý muốn cao.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.