Lợi ích ăn cà tím khi mang thai

Cà tím là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà mẹ bầu không nên bỏ qua trong thời gian mang thai. Cà tím cung cấp nhiều lợi ích “vàng” cho cả mẹ và bé.

Giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi

Cà tím là thực phẩm "vàng" cho mẹ bầu và thai nhi. Ảnh: internet.

Cà tím là loại thực phẩm rất giàu folate và axit folic, một chất dinh dưỡng quan trọng mà mẹ bầu luôn cần bổ sung trong thời gian mang thai để ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, ăn cà tím không chỉ bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ dị tật ống thần kinh mà còn thúc đẩy sự phát triển tế bào máu cho con.

Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

Cà tím là nguồn cung cấp tuyệt vời của vitamin C, niacin, B complex, vitamin A và vitamin E, đó là những vitamin rất cần thiết cho sự phát triển tối ưu của thai nhi. Ngoài ra, trong cà tím còn chứa các khoáng chất khác như kali, đồng, mangan và sắt, giúp duy trì sự cân bằng điện giải và tăng lượng cung cấp máu và lượng hemoglobin đáng kể.

“Xóa tan” nỗi lo tiểu đường thai kỳ

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, thì việc quan trọng là bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các mẹ cần bổ sung cà tím vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ và ngăn ngừa việc gia tăng lượng đường trong máu.

Việc ăn cà tím sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ. Ảnh internet.

Điều trị táo bón và rối loạn tiêu hóa

Cà tím là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, trong một trái cà tím cung cấp khoảng 4,9g chất xơ, giúp thúc đẩy hoạt động đường ruột diễn ra tốt hơn, đồng thời hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, giảm táo bón.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Cà tím giàu nasunin, thành phần nasunin này có đặc tính chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tế bào và DNA trong thai kỳ. Ngoài ra, nasunin có trong cà tím cũng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhận thức ở trẻ sơ sinh.

Giảm cholesterol gây hại

Việc bổ sung cà tím giúp mẹ bầu giảm thiểu mức cholesterol gây hại và tăng cholesterol tốt cho cơ thể. Bằng cách giảm cholesterol xấu có trong máu của mẹ, cà tím là thực phẩm ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ và thúc đẩy sức khỏe tim mạch trong suốt thời gian mang thai.

Điều trị tăng huyết áp

Nếu mẹ bầu thường xuyên bị tăng huyết áp trong thai kỳ, thì cà tím có công dụng như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời. Bioflavonoids có trong cà tím sẽ hạn chế tối đa tình trạng tăng huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch và nhiều nguy cơ biến chứng sức khỏe khác cho mẹ bầu.

Tác dụng phụ của cà tìm với mẹ bầu

Bất kì một thực nào nếu tiêu thụ với số lượng không phù hợp và sau cách cũng đều mang lại tác dụng phụ không mong muốn, cà tím cũng không ngoại lệ.

Cà tím sẽ mang lại tác dụng phụ không mong muốn nếu mẹ bầu sử dụng quá nhiều. Ảnh internet.

Gây sảy thai, sinh non

Cà tím chứa một lượng lớn phytohormones, một chất có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt ở phụ nữ như tắc kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều cà tím sẽ gây ra hiện tượng co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.

Gây ra các vấn đề về tiêu hóa

Trong cà tím có chứa solanine, chất có tác dụng chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều solanine có thể gây ngộ độc cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu ăn cà tím chưa được nấu chín có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa có hại cho thai nhi, tệ nhất là trường hợp dị ứng thực phẩm, vì vậy, mẹ bầu cần chú ý nấu chín, nấu kĩ cà tím trước khi ăn.

Mặc dù các chuyên gia sản khoa không yêu cầu mẹ bầu cần loại bỏ cà tím khỏi thực đơn ăn uống khi mang thai, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều cà tím để tránh những rủi ro và biến chứng sức khỏe tiềm ẩn. 

Để tránh những tác dụng phụ trên, khi ăn cà tím, bà bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khoảng 200-250gr cà tím mỗi bữa. Ngoài ra, mẹ bầu nên nấu kĩ cà tím trước khi ăn để không gặp phải những vấn đề về tiêu hóa. Mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm bất kì thực phẩm nào thực đơn dinh dưỡng của mình để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

(Theo Momjunction)