Thực hư thông tin ăn khoai lang bị mưng mủ khi bạn có vết thương: Nên ăn thế nào cho đúng?
Nội dung bài viết:
Vết thương bị mưng mủ - dấu hiệu của sự nhiễm trùng
Nếu thấy những vết thương sưng lên sau 4 – 6 ngày kể từ lúc bị thương, tiếp tới thấy vết thương bị mưng mủ, chảy mủ dịch màu, có mùi hôi. Đây chính là dấu hiệu bạn đã bị nhiễm trùng. Ngoài ra còn có các dấu hiệu cho thấy vết thương đã bị nhiễm trùng như:
Thấy đau tăng dần: Vết thương bị nhiễm trùng thường bị đau tăng dần thay vì giảm cơn đau.
Bệnh nhân có những dấu hiệu sốt: Tùy vào từng vết thương nặng hay nhẹ mà các cơn sốt sẽ nhiều hay ít. Nếu như vết thương nặng, thường làm bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao toàn thân, sốt về chiều và mệt mỏi.
Ăn khoai lang khi có vết thương có mưng mủ không?
Ăn khoai lang có bị mưng mủ không là câu hỏi của rất nhiều người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân sau phẫu thuật. Theo Đông y khoai lang là một loại củ còn có tên gọi khác là cam thử, phiên thử.
Loại củ này có tính bình được sử dụng để bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận đồng thời khi ăn khoai lang giúp cho tiêu viêm, thanh can, lợi mật… thậm chí, khoai lang còn được biết đến là vị thuốc phòng điều trị các bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú…
Ở nước ta, khoai lang được biết như là nguồn thức ăn quen thuộc khắp mọi miền đất nước chỗ nào cũng có và dễ dàng mua ở bất cứ nơi đâu. Chúng ta có thể ăn khoai lang hàng ngày kể cả từ trẻ nhỏ cho đến người già.
Vậy ăn khoai lang có bị mưng mủ không? Từ những lợi ích của việc ăn khoai lang mang đến thì các chuyên gia dinh dưỡng – sức khỏe và khoa học cho biết ăn khoai lang không những không mưng mủ mà còn giúp cho quá trình tái tạo da cũng như làm lành vết thương rất là nhanh.
Lợi ích của việc ăn khoai lang đối với người có vết thương mưng mủ
Thắc mắc ăn khoai lang có bị mưng mủ không đã được giải đáp. Ngoài ra, những lợi ích của khoai lang mang lại bao gồm:
Khoai lang giàu vitamin A: Trong khoai lang có chứa tiền chất vitamin A (carotenoid) không chỉ giúp cho thị lực , tầm nhìn được rõ ràng mà còn là chất chống oxy hóa mạnh ngăn ngừa các bệnh ung thư và làm chậm quá trình lão hóa da.
Khoai lang giàu vitamin C: Vitamin là một trong những chất có vai trò quan trọng trong cơ thể con người, nhất là vitamin C. Với những người mới mổ hay bị thương nặng, vitamin C giúp tăng cường quá trình làm lành vết thương, kích thích hình thành collagen giúp duy trì sự đàn hồi và trẻ trung của da.
Khoai lang giàu chất sắt: Khoai lang là một thực phẩm tuyệt vời chứa hàm lượng chất sắt giúp cho sự chuyển hóa protein và tăng khả năng miễn dịch của hệ tiêu hóa rất là tốt. Thiếu sắt thường dẫn tới cho cơ thể người bệnh rất là mệt mỏi, thiếu máu… do đó khi bị thương hay mới mổ thì nên ăn uống và bổ sung sắt cho cơ thể.
Khoai lang giàu magie: Trong khoai lang có chứa một lượng magie rất thiết yếu cho có thể. Magie rất cần thiết cho sự hình thành động mạch, xương, cơ, tim và giúp cho quá trình tuần hoàn máu một cách linh hoạt, nhờ đó mà sự tái tạo các mô tế bào tại vết thương nhanh phát triển và hình thành.
Khoai lang giàu chất xơ: Khoai lang là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong đó, khoai lang chứa rất nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động táo bón và tránh các bệnh về hệ thống đường ruột.
Bị bỏng có được ăn khoai lang không?
Với các chất dinh dưỡng mà khoai lang mang lại vừa được nêu trên, khoai lang không chỉ tốt cho các vết thương mưng mủ mà còn rất tốt cho người bị bỏng. Khoai lang giúp nhanh lành vết thương do bỏng gây ra, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch cũng như tái tạo lại lớp collagen giúp cho quá trình bỏng nhanh lành và hạn chế nhiễm trùng.
Chế độ ăn cho vết thương mưng mủ
Ăn gì để tiêu mủ?
Nên ăn đủ chất đạm - chất dinh dưỡng có nhiều trong thịt, cá, tôm tép, lươn… và các loại đậu vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương.
Cần chú ý ăn các loại thực phẩm có liên quan đến quá trình tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12… Các chất này có nhiều trong các loại thịt, gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm…vì máu sẽ mang các nguyên liệu cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất, và oxy đến mô đang bị tổn thương.
Ngoài ra, việc tạo máu sẽ mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, đồng thời dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết.
Các vitamin nhóm B, vitamin A, E, là các vitamin có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành. Vitamin C có ảnh hưởng đáng kể đến việc lành vết thương, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ. Các loại rau lá có màu xanh đậm, và quả tươi như đu đủ, thanh long, quýt, cam, bưởi… có chứa nhiều các vitamin này.
Kẽm và selen cũng giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn. Những khoáng chất này có nhiều trong cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, ốc, thận, gan, ngũ cốc…
Bị mưng mủ kiêng ăn gì?
Rau muống
Rau muống có tính mát, vị ngọt, ngoài ra theo đông y thì rau muống có tác dụng giải độc, kích thích sinh da non. Tuy nhiên khi bị vết thương nên kiêng ăn rau muống, do rau muống kích thích sinh da non thái quá làm cho vết thương bị sẹo lồi. Vì vậy, khi bị vết thương mưng mủ và trong thời gian điều trị vết sẹo không nên ăn rau muống nếu như bạn không muốn có sẹo lồi.
Trứng
Như đã biết, trứng là loại thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và là thức ăn bổ dưỡng được khuyên ăn trong trường hợp bệnh nhân ốm yếu và cần bổ sung chất dinh dưỡng. Tuy nhiên theo kinh nghiệm để lại có sự trùng hợp giữa ăn trứng và để lại vết trắng hoặc loang lổ trên da (giống như vết lang ben). Vì vậy khi bị vết thương không nên ăn trứng trong giai đoạn liền da non để vùng da mới hình thành có màu trùng với vùng da xung quanh.
Đồ nếp và thịt gà
Đồ nếp và thịt gà là hai loại thực phẩm có tính nóng, khi bị vết thương hở ăn hai loại thực phẩm này làm cho vết thương có hiện tượng sưng, mưng mủ. Khi vết thương mưng mủ dễ gây viêm nhiễm cho vết thương làm cho vết thương lâu lành và để lại sẹo trên da. Vì vậy để tránh sẹo trên da bạn nên kiêng ăn những món được chế biến từ hai loại thực phẩm này.
Hải sản và đồ tanh
Đây có thể gọi là thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên khi bị vết thương hở lại không tốt cho vết thương chút nào. Vì khi ăn hải sản hoặc đồ tanh sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho vết thương. Chính vì vậy khi bị thương không nên ăn hải sản để tránh làm vết thương ngứa ngáy, khó chịu, lâu lành và hình thành sẹo.
Thịt bò
Thịt bò theo nghiên cứu chứa nhiều protein rất tốt cho cơ thể, nhưng tại sao khi bị thương lại kiêng ăn thịt bò? Theo kinh nghiệm của ông cha để lại có sự trùng hợp giữa ăn thịt bò và để lại chỗ bị thương có màu sậm hơn xung quanh hay còn gọi là sẹo thâm. Vì vậy khi bị vết thương hở bạn nên kiêng ăn thịt bò hay những thực phẩm được chế biến từ thịt bò nếu như bạn không muốn mình có một vết sẹo thâm.
Tổng kết lại, qua bài viết trên đã giúp chúng ta biết được ăn khoai lang có bị mưng mủ không cũng như các loại thức ăn nên và không nên sử dụng khi gặp vết thương nhiễm trùng mưng mủ, giúp người bệnh nhanh lành và tránh để lại sẹo xấu.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...