Nồi nhôm có an toàn cho sức khỏe không?

Nhôm là một kim loại mà khi ở trong không khí sẽ được phủ một lớp oxit nhôm bền. Lớp này giúp ngăn tác động của môi trường vào nhôm ở bên trong, đồng thời cũng ngăn không cho nhôm ở bên trong tan ra ngoài. Vì vậy, nồi nhôm được làm từ nhôm tinh khiết được sử dụng rất an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, ngoài nhôm ra, các nhà sản xuất còn độn thêm nhiều loại tạp chất, phụ gia... Các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, từ đó ngấm vào thức ăn khi chế biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu vượt quá sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan, thậm chí là ngộ độc cấp tính... 

Trong khi đó, những sản phẩm nồi nhôm kém chất lượng thường được bán tràn lan trên thị trường hầu hết đều không qua kiểm nghiệm nên rất khó để đảm bảo lượng chì không vượt quá mức quy định.

Sử dụng nồi nhôm có thực sự gây ung thư?

Chưa có nghiên cứu khoa học cho thấy mối nguy từ việc chế biến thực phẩm trong nồi nhôm với ung thư thực quản. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý không nên chứa đựng thực phẩm quá lâu trong nồi nhôm, vì có một số bằng chứng cho thấy dễ có sự thôi nhiễm các kim loại nặng vào thực phẩm gây nguy hại.

Việc sử dụng nồi nhôm gây bệnh là do bạn mua phải những loại xoong nồi tái chế, không đảm bảo an toàn. Khiến cho phân tử nhôm dễ bị bong tróc và theo thức ăn vào cơ thể.

 

Một số lưu ý để sử dụng nồi nhôm an toàn 

Không nên dùng nồi nhôm nấu ăn trong khoảng thời gian dài.

Khi dùng nồi nhôm nấu thức ăn trong thời gian dài thì chất lượng của nồi sẽ giảm và hình thành những chất độc hại gây ra một số bệnh liên quan đến gan thận. Vì thế, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn không nên sử dụng nồi nhôm để nấu trong thời gian dài.

Không sử dụng nồi nhôm để đựng dưa, cà muối,... vì rất dễ bị oxy hóa.

Do nhôm không chịu được các chất có tính ăn mòn nên nếu dùng để đựng các thức ăn có chất axit, chất kiềm, chất muối như dưa, cà muối,... thì sẽ gây ra phản ứng hóa học, tạo nên một hợp chất có hại đến sức khỏe người dùng. 

Không nên để nồi nhôm bị cháy trong quá trình đun nấu.

Trong quá trình đun nấu chúng ta nên vặn lửa nhỏ, cho thức ăn vào mới vặn lửa to dần. Nếu không nồi nhôm sẽ bị cháy dẫn đến bong tróc lớp bảo vệ và hiện tượng ăn mòn xảy ra cao hơn, dễ sinh ra các chất có hại cho cơ thể.

Không nên đánh trứng trong bát nhôm hay nấu canh chua trong các loại nồi nhôm.

Khi đánh trứng trong nồi chảo nhôm, lòng đỏ trứng sẽ biến thành màu xanh lục, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu xám và mất chất dinh dưỡng.

Tương tự, khi dùng nồi nhôm nấu canh chua, các axit (như axit oxalic, axit citric…) sẽ phản ứng với oxit nhôm và làm nó tan một phần vào canh, khi ăn vào sẽ gây hại sức khỏe.