Thực dưỡng là gì? Tại sao nhiều người đang tin là 'thần dược' chữa bệnh ung thư
Nội dung bài viết:
Ung thư được xem như một bản án tử cho những ai chẳng may mắc phải căn bệnh này. Vì sợ hãi, tuyệt vọng, không còn nơi để bấu víu, nhiều người bệnh đã tìm kiếm các phương pháp chữa trị bằng đông y hoặc phương pháp dân gian nhằm khắc phục và kéo dài thời gian điều trị. Một trong những phương pháp được nhiều người nhắc tới và lan truyền trên mạng là phương pháp thực dưỡng Ohsawa.
Nguồn gốc của thực dưỡng
Thực chất, phương pháp thực dưỡng là chế độ ăn kiêng đã có từ rất lâu. Ở phương Đông, giáo sư Sagen Ijizuka(1850 – 1909) người Nhật được xem như là người tiên phong cho phong trào này, sau đó được Geoge Ohsawa (1893-1966) và các môn đệ của ông truyền bá rộng rãi phương pháp thực dưỡng ra toàn thế giới.
Một lần ông khám phá ra rằng việc ăn uống đơn giản, chế độ ăn uống tự nhiên có thể dẫn đến sức khoẻ. Hệ thống chế độ ăn uống của ông là gạo lứt, rau cải muối và dầu ăn trở thành cơ sở của gần như một chế độ ăn uống theo phương pháp thực dưỡng.
Ohsawa đã đưa ra 10 số ăn nhằm đạt được sức khoẻ và hạnh phúc dựa trên sự cân bằng âm - dương, số 7 (hay còn gọi nôm na là gạo lứt, muối mè) là phương pháp phổ biến và được mọi người lan truyền là phương pháp nhanh nhất để chữa lành mọi bệnh tật.
Thực chất, thực dưỡng là phương áp ăn thuần chay, chủ yếu là rau củ quả tự nhiên và các loại ngũ cốc, loại bỏ dần thịt đỏ, gia cầm, trứng và sữa, thực phẩm không nêm nếm các loại gia vị và các chất phụ gia.
Theo Ohsawa, nếu chúng ta được nuôi dưỡng bằng thực phẩm phù hợp, dựa trên nền tảng quy luật của vũ trụ, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động điều hòa, không những sức khỏe được phục hồi và khang kiện trở lại, mà còn khiến cho trí phán đoán của con người trở nên sáng suốt và có khả năng nhận thức được chân lý.
Tại sao thực dưỡng lại được nhiều người tin là chữa lành bệnh ung thư?
Dưới góc độ khoa học, những thành phần thực phẩm trong thực dưỡng, về cơ bản là tốt cho sức khỏe và có mối liên hệ tới phòng ngừa ung thư.
Cụ thể, ngũ cốc nguyên cám và rau củ - trọng tâm của chế độ thực dưỡng, được cho thấy góp phần làm giảm nguy cơ nhiều loại ung thư như: ung thư đại trực tràng, dạ dày và nội mạc tử cung.
Tăng tiêu thụ trái cây và rau xanh trong bữa ăn hằng ngày từ 250 gam đến 400 gam/ ngày cho thấy có sự liên quan đến việc giảm 23% nguy cơ ung thư.
Còn thịt đỏ có mối liên hệ với nhiều bệnh ung thư như: ung thư đại tràng, trực tràng, tuyến tiền liệt và tuyến tụy. Trong thực dưỡng, thịt đỏ được giảm tối đa.
Nếu những người theo phương pháp này có một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, đầy đủ năng lượng thì đây là một điều tốt. Tuy nhiên, chế độ ăn chưa bao giờ là một phương pháp điều trị ung thư nếu người bệnh hiểu sai thì đây là sai lầm tai hại.
Tác hại của việc người bệnh tin vào phương pháp thực dưỡng
Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo "chế độ ăn ít chất béo, chất xơ bao gồm chủ yếu là các sản phẩm thực vật"; tuy nhiên, họ kêu gọi những người mắc bệnh ung thư không nên dựa vào chương trình ăn kiêng như một phương pháp điều trị duy nhất hoặc chính.
Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh tuyên bố: "Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng chế độ ăn uống thực dưỡng có thể điều trị hoặc chữa khỏi bệnh ung thư hoặc bất kỳ bệnh nào khác".
Một nghiên cứu tổng hợp so sánh thực dưỡng với chế độ ăn bình thường cho thấy:chế độ thực dưỡng thiên lệch nhiều về gạo lứt và hạn chế thực phẩm cung cấp nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương dẫn đến việc thiếu hụt lượng calorie, đạm, vitamin D, vitamin B1, B2, B3, B12 và canxi cần thiết cho cơ thể.
Nguy hiểm có thể tồi tệ hơn đối với những người mắc bệnh ung thư, những người có thể phải đối mặt với việc sụt cân không mong muốn và thường có nhu cầu dinh dưỡng và calo tăng lên. Việc người bệnh kiêng khem quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và quá trình điều trị, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Đã có nhiều bệnh nhân nhập viện do tin vào phương pháp thực dưỡng trong tình trạng sụt cân nặng, suy kiệt, nhiễm toan chuyển hoá nặng. Quá trình bỏ đói cơ thể sẽ khiến tế bào ung thư tràn lan vì không còn hàng rào chống đỡ miễn dịch nữa.
Vì vậy, cho đến nay về mặt khoa học vẫn chưa có bằng chứng cho thấy thực dưỡng hiệu quả trong điều trị ung thư mà còn có thể gây hại cho người bệnh ung thư nếu như người bệnh hiểu sai, hiểu lệch lạc về chế độ ăn này.
Theo các bác sĩ, bệnh nhân ung thư nên thường xuyên có chế độ dinh dưỡng với nguồn gốc động vật, rau xanh nhưng tuyệt nhiên không cắt bỏ toàn bộ đạm động vật ra khỏi chế độ ăn của mình. Đảm bảo chế độ ăn đủ vitamin, năng lượng và khoáng chất để có đủ sức khoẻ chiến đấu với bệnh tật.
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ các tài liệu chính thống về điều trị căn bệnh ung thư, tránh tin vào những thông tin sai lệch trên mạng xã hội mà làm mất thời gian, tiền bạc cũng như cơ hội chữa bệnh của chính mình.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....