Làm mẹ chưa bao giờ là một việc làm dễ dàng, đó là công việc đòi hỏi sự cẩn thận, chăm chỉ, sự hiểu biết và hơn hết là tình yêu bao la dành cho những đứa con của mình.

Cũng giống như bao bà mẹ khác, chị Mai Thị Song Ny (24 tuổi, hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh) đã và đang dành cả tâm huyết của mình để chăm bé Nguyễn Mai Thảo Nguyên - bé Ali (sinh ngày 01/2018) một cách tốt nhất có thể. 

Chị Song Ny cùng cô công chúa nhỏ - Ảnh: NVCC

Mặc dù con gái đã qua độ tuổi ăn dặm nhưng khi được hỏi lại về cuộc hành trình đặc biệt ấy, người mẹ trẻ vẫn không khỏi bồi hồi.

Chị chia sẻ: "Từ khi có con, mọi thứ với em thay đổi nhiều lắm, tất cả những gì tốt nhất em đều muốn dành cho con những mong con khôn lớn, khỏe mạnh và được trở thành đứa trẻ luôn được hạnh phúc. Vậy nên, cho dù con có 1 sự thay đổi nhỏ thôi cũng làm em phải lo lắng. Khi con gần đến độ tuổi ăn dặm, em đã tìm hiểu rất nhiều tài liệu để trang bị thêm kiến thức chăm con cho mình".

Ali ăn uống rất tập trung - Ảnh: NVCC

Sau khi tìm hiểu những ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp ăn dặm hiện nay, chị Ny đã quyết định cho bé Thảo Nguyên ăn dặm kiểu Nhật. Đây là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn.

Chị nói: "Cho con ăn kiểu Nhật, em thấy con rất hợp tác. Với em, mẹ có chọn phương pháp nào đi chăng nữa cũng không quan trọng bằng việc con có thích thú và hợp tác với mẹ hay không". 

Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm khoa học và hiệu quả được nhiều mẹ lựa chọn. Nhờ vào phương pháp này, bé được phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.

Với mỗi bữa ăn kiểu Nhật, bé không những được tập ăn mà còn được hoàn thiện các kĩ năng cần thiết từ rất sớm: Khả năng ăn thô (ngay từ đầu đã được làm quen với tinh bột), phân biệt rõ ràng mùi vị của từng loại thức ăn (mẹ cho bé ăn riêng biệt từng món chứ không giống như ăn theo kiểu truyền thống), từ đó mẹ cũng dễ dàng biết bé thích, không thích và dị ứng với loại thực phẩm nào.

Mỗi bữa ăn là một niềm vui - Ảnh: NVCC

Khi con 6 tháng tuổi, chị Ny tập cho con ăn dặm. Giai đoạn bé Ali 7, 8 tháng: Ali được mẹ cho làm quen với đạm như: tôm sông, cá đồng thịt trắng (cá lóc), thịt heo, thịt gà, thịt bò.

Khi được hỏi kỹ hơn về cách chế biến các món ăn dặm cho bé 7,8 tháng tuổi, chị Ny chia sẻ: "Khi hấp thịt, cá mình sẽ cho vào gừng và sả giúp món ăn không bị tanh và thơm ngon hơn. Cá hồi ngâm sữa tươi không đường trước khi sơ chế sẽ bớt tanh".

Thực đơn 8 tháng tuổi của Ali - Ảnh: NVCC

Lúc này bé Ali ăn cháo hạt mềm không cần rây nghiền, độ thô tăng dần theo theo tuổi. Đối với chất đạm: cá mẹ có thể hấp hay nấu canh rồi gỡ phần thịt và xé nhỏ..., còn thịt thì mẹ có thể xay nhỏ để cho con ăn.

Ngoài ra, các mẹ có thể tự làm ruốc cá hồi, ruốc gà, bột tôm để bổ sung dinh dưỡng cho bé vào các bữa ăn hàng ngày hoặc những ngày mẹ bận rộn, không có thời gian chế biến thức ăn tươi. Mẹ làm như vậy, con vẫn sẽ nhận được đầy đủ dinh dưỡng trong từng bữa ăn. 

Ở giai đoạn này, mẹ cho bé ăn cháo đặc hơn với tỉ lệ 1:7 (1 gạo, 7 nước). Sau tăng dần lên tỉ lệ 1:6 cho con quen dần với độ thô. Ngoài ra, mẹ bổ sung thêm bữa phụ với món ăn làm từ yến mạch sốt trái cây, nước ép trái cây tỉ lệ 1:5, sinh tố...

Tỉ lệ nấu cháo lúc này mẹ đã tăng lên 1:7 - Ảnh: NVCC
Trẻ nhỏ cũng như người lớn, cần có sự thay đổi thực đơn thường xuyên để không gây cảm giác chán ăn. Với Ali cũng vậy, chị Ny cũng thường xuyên tìm tòi, chế biến thật nhiều món ngon cho con ăn.
Nhưng chị có lưu ý: "Có thay đổi món gì mới cho con, em cũng phải cho con ăn ít một để tiện theo dõi xem con có khó chịu, dị ứng gì không. Nếu mọi chuyện bình thường thì lần sau em sẽ cho con ăn nhiều hơn để con biết được nhiều vị thức ăn khác nhau. Sau này, con sẽ không bị kén ăn, các mẹ ạ".
Bằng tình yêu của mẹ, cô công chúa nhỏ Ali đã từng ngày lớn lên thông minh, khỏe mạnh. Với chị: "Vì con yêu, mẹ có thể thay đổi bản thân mình, mong con luôn ăn ngoan và khỏe mạnh là niềm hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời làm mẹ!". 
Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 7, 8 tháng tuổi, các mẹ cùng tham khảo: