7 trường hợp được ưu tiên khám bệnh tại các cơ sở khá, chữa bệnh

Theo Luật khám bệnh, chữa bệnh sẽ có 7 đối tượng được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh.

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, 7 đối tượng được ưu tiên khám chữa bệnh bao gồm:

- Người bệnh trong tình trạng cấp cứu.

- Trẻ em dưới 6 tuổi

- Phụ nữ có thai.

- Người khuyết tật đặc biệt nặng.

- Người từ đủ 75 tuổi trở lên

- Người có công với cách mạng.

Bên cạnh đó, theo điều 3 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2023, về nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh, có 6 nguyên tắc quan trọng, bảo vệ và đối xử công bằng đối với người bệnh, bao gồm:

- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng vf không kỳ thị, phân biệt đối xử với người bệnh. Điều này đòi hỏi tất cả nhân viên y tế phải đối xử tôn trọng và công bằng đối với mọi người bệnh, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tuổi tác hoặc tình trạng khuyết tật.

- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Điều này đảm bảo an toàn và hỗ trợ cho những người làm việc trong lĩnh vực y tế.

- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật. Điều này đảm bảo rằng các dịch vụ khám bệnh và chữa bệnh được cung cấp theo tiêu chuẩn cao và đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng.

- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Điều này đặt ra những nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực đối với hành vi và thái độ của nhân viên y tế.

- Bảo đảm bình đẳng và công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Điều này đảm bảo rằng tất cả người dân, không kể nơi họ ở, có cơ hội truy cập đến dịch vụ y tế chất lượng.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Theo điều 7 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

- Xâm phạm quyền của người bệnh.

- Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.- Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

- Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đăng ký hành nghề), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

- Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

- Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.

- Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.

- Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau đây:

+ Bác sĩ y học cổ truyền, y sĩ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền;

+ Người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký.

- Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh.

- Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Từ chối tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 47 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Không có giấy phép hoạt động.

+ Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.

+ Không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.

- Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận.

- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh.

- Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.

- Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.