Ngày em mới về làm dâu nhà chồng, lúc nào mẹ chồng cũng nhìn em bằng nửa con mắt. Bà bảo dòng họ nhà bà bao đời ở chốn phồn hoa đô hội này. Thế mà chả hiểu sao chồng em lại phải lòng rồi rước em tận Yên Bái xa xôi về đây.

Còn nhớ, ngày đầu về ra mắt nhà chồng, nhìn thấy ngôi nhà mặt phố cao 7 tầng lớn như khách sạn, em cũng choáng váng. Trong suốt bữa ăn, mẹ chồng cứ im lặng. Thỉnh thoảng bà nhắc con trai gắp thức ăn cho em:

Ngày em mới về làm dâu nhà chồng, lúc nào mẹ chồng cũng nhìn em bằng nửa con mắt. Ảnh minh họa.

“Con gắp thức ăn cho bạn gái ăn đi. Ở nơi vùng xa ấy làm gì có những món này mà ăn”

 

Cứ thế, thi thoảng mới nói 1 câu nhưng bà nói câu nào là em tự ái câu đó. Được cái khi làm dâu nhà chồng, dù bà ghét con dâu ra mặt và khinh nhà thông gia nghèo nhưng bà vẫn xót cháu, thương cháu. Vì thế khi em bầu bí nặng nề, bà cũng không bắt em làm lụng nhiều vì bà sợ sảy thai. Ngày em đi đẻ, dù là con gái, bà cũng quý hơn vàng, cho dâu đẻ ở viện tốt nhất.

Tuy nhiên với nhà thông gia, bà không có qua lại tình cảm. Rồi mỗi lần mẹ đẻ em xuống chơi, bà rất hay chê bai người nhà quê khiến mẹ em phát ngại. Biết ý, bà xuống chơi 1-2 bận cũng cáo bận về nhà. Cũng biết tính mẹ chồng em, bố mẹ đẻ em suốt ngày nhắc nhở con gái không bao giờ được cãi bà kẻo gia đình căng thẳng.

Hôm trước là đầy tháng con nhà em. Vì là đứa cháu đầu tiên nên mẹ chồng cúng đầy tháng và ăn cỗ rất to. Bà làm tận 25 mâm, mời hết họ hàng nội ngoại trong họ gần. Không thấy bà mời đằng thông gia, em liền lên tiếng trước:

“Con định mời cả ông bà ngoại và các em lên đây đầy tháng Cún nữa mẹ ạ”.

“Thôi ông bà ngoại xa xôi, con mời làm gì. Đi xa khổ vất vả ra”

Mẹ chồng nói giảm nói tránh thế, thực ra em biết bà không muốn cho thông gia lên. Bà sợ thông gia nhà quê, ăn mặc không được tinh tươm, lên đây trước bao quan khách làm xấu mặt bà. Nhưng cháu là cháu chung nên em cứ gọi về bảo bố mẹ lên đầy tháng cháu.

Lúc em đi đón bố mẹ đẻ ở bến xe về, mẹ chồng đã đứng ở trước cửa nhà bảo thẳng:

“Chào ông, trước khi vào nhà, ông nhớ tháo đôi dép để ở ngoài sân không cháu lại bị dị ứng với bụi đường”.

“Này ông, ông rửa tay đi đã rồi mới bế cháu nhé”

Rồi: “Ông ăn xong thì ra bến xe luôn chứ để còn kịp về quê không trởi tối nhanh lắm”.

Thấy thái độ của thông gia giống như muốn đuổi mình, bố em quay ra bảo:

Bà đổi giọng luôn với thông gia. Bà mời thông gia ở lại mấy ngày rồi về quê. Ảnh minh họa.

“À, tôi lên với cháu xong cũng sẽ về luôn bà thông gia ạ. Nhưng từ từ chút, tôi chạy lên cho cháu gái rượu của tôi sổ tiết kiệm 1 tỷ đã. Sau đó tôi mới về”

Bố đẻ bảo, nhà vừa bán mảnh vườn cam cũng được 1 tỷ. Ông bà quyết định cho cháu ngoại số tiền này để cháu có thể ăn học thành tài. Ông lập 1 sổ tiết kiệm cho riêng cháu. Thấy thông gia cho cháu mới sinh cả tỷ, mẹ chồng em từ ngạc nhiên chuyển sang có chút ngại ngùng. 

Sau việc này thái độ của mẹ chồng em khác hẳn, chắc bà cảm thấy từ trước tới nay hành động của mình có phần thái quá nên từ đó thường xuyên gọi điện cho thông gia để hỏi thăm và tình cảm hai bên cũng được cải thiện rất nhiều.

Phận làm con, em mừng không kể xiết, cuộc sống dù nghèo khổ hay giàu sang mà hai bên gia đình sống hòa thuận là điều em hạnh phúc nhất.