Bà bầu nên uống nước mía vào thời điểm nào?

Nước mía có vị ngọt ự nhiên, chứa nhiều dưỡng chất như kali, canxi, sắt, vitamin A, B, C.. tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Không giống như nước dừa phải kiêng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các chuyên gia cho rằng mẹ bầu có thể uống nước mía ngay từ ngày đầu mang thai. Tuy nhiên, chị em cần uống đúng cách và đúng liều lượng để mang lại lợi ích tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Lợi ích của việc uống nước mía khi mang thai

Giảm tình trạng ốm nghén

Trong thời gian đầu mang thai, nhiều chị em bị ốm nghén dẫn tới kém ăn, mệt mỏi. Lúc này nước mía là loại đồ uống giúp mẹ bầu lấy lại sức khỏe, tăng cường năng lượng.

Ngừa táo bón

Nước mứa chứa kali giúp hệt tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.

 

Tăng cường sức đề kháng

Loại đồ uống này còn chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh thông thường.

Tăng cường dinh dưỡng cho thai nhi

Nước mía chứa đường tự nhiên, protein, chất béo, vitamin và các axit hữu cơ vừa giúp mẹ giảm bớt mệt mỏi lại cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Cứ cách hai ngày, mẹ bầu có thể uống một ly nước mía 200ml để bổ sung dinh dưỡng.

Lưu ý khi uống nước mía trong thời gian mang thai

Nước mía chứa nhiều đường (100ml có khoảng 12g đường) nên mẹ bầu không nên uống quá nhiều. Mỗi ngày không nên uống quá 400ml để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Bà bầu nên tránh uống nước mía và sáng sớm và buổi tối vì có thể gây lạnh bụng, nôn nao, khó chịu.

Thai phụ bị béo phì, tăng cân quá nhanh, tiểu đường thai kỳ không nên uống nước mía.

Khi buồn nôn do nghén, nên chia nước mía thành lượng nhỏ và uống từ từ, tránh uống nhiều nước mía cùng một lúc.

Sử dụng nước mía rõ nguồn gốc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh ngộ độc.