Thời điểm bà bầu nên kiêng quan hệ để bảo vệ sức khỏe mẹ và thai nhi
Nhu cầu tình dục của chị em trong từng tam cá nguyệt có sự thay đổi khác nhau. Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, triệu chứng ốm nghén hành hạ khiến chị em luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải và hoàn toàn không có hứng thú với “chuyện ấy”.
Từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, bà bầu bắt đầu thích nghi với sự thay đổi trong cơ thể, hormone nội tiết tố làm gia tăng ham muốn của chị em. Do đó, bà bầu dễ dàng đạt cực khoái khi quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này.
Theo nghiên cứu, bà bầu quan hệ trong thời kỳ mang thai đúng cách có thể dễ giải tỏa căng thẳng, tăng nồng độ miễn dịch globulin A – kháng thể có tác dụng chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và một số bệnh thông thường khác.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bà bầu cần kiêng khem tuyệt đối chuyện sinh hoạt vợ chồng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bà bầu nên kiêng quan hệ khi nào?
Bà bầu có tiền sử sinh non, dọa sảy thai
Bà bầu gặp khó khăn trong việc thụ thai, có tiền sử dọa sảy thai hoặc sinh non không nên quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối hoặc trong suốt thai kỳ.
Bị viêm âm đạo
Bà bầu bị viêm âm đạo không nên quan hệ vợ chồng để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Quan hệ trong thời điểm này có thể khiến vi khuẩn gây hại vùng âm đạo xâm nhập vào sâu bên trong tử cung gây hại đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên điều trị dứt điểm triệu chứng viêm âm đạo và kiêng khem tuyệt đối chuyện quan hệ vợ chồng.
Rị nước ối khi mang thai
Hiện tượng nước ối bị rỉ trong thai kỳ có thể khiến thai nhi bị ngộ độc, nhiễm trùng dẫn tới nguy cơ cạn nước ối ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến thai nhi. Bà bầu nên phát hiện dấu hiệu rỉ nước ối ngay từ sớm, đến bệnh viện kiểm tra. Đồng thời không nên quan hệ vợ chồng để bảo vệ sức khỏe bé.
Nhau thai bám thấp
Nhau thai bám thấp là hiện tượng một phần hoặc toàn bộ bánh nhau bám thấp xuống vòng eo tử cung (cổ tử cung) thay vì nằm ở vùng đáy tử cung (phía trên phần thân tử cung). Ở vị trí này, bánh nhau sẽ có hiện tượng không co giãn đồng bộ với bộ phận cơ đoạn cổ tử cung. Hậu quả là bánh nhau bị bóc tách khỏi niêm mạc tử cung gây chảy máu. Những bà bầu bị nhau bám thấp luôn được theo dõi đặc biệt và kiêng tuyệt đối chuyện quan hệ vợ chồng.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.