Vitamin D rất cần thiết cho một hệ xương, răng chắc khỏe và toàn bộ cơ thể. Nếu thiếu vitamin D có thể gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng cho cơ thể.

Vitamin D có vai trò quan trọng nhất là tham gia vào quá trình tạo xương nhờ chuyển hóa các chất canxi và phốt pho - Ảnh minh họa: Internet

1. Vai trò của vitamin D

Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 đến D7, trong đó 2 thành phần có tính chất mạnh nhất và giữ vai trò quan trọng nhất là D2 và D3. D3 được tổng hợp ở các tế bào da nhờ ánh sáng mặt trời. Chỉ cần tiếp xúc đủ ánh sáng thì cơ thể có thể tạo đủ lượng D3.

Vitamin D có vai trò quan trọng nhất là tham gia vào quá trình tạo xương nhờ chuyển hóa các chất canxi và phốt pho. Nó giúp cho cơ thể tăng hấp thu canxi và phốt pho ở ruột, tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quy trình canxi hóa sụn tăng trưởng.

Ngoài ra, vitamin D còn có vai trò điều hòa lượng canxi trong máu luôn ổn định cho cơ thể.

2. Thiếu vitamin D gây bệnh gì?

Theo các nghiên cứu khoa học, thiếu vitamin D sẽ gây ra các căn bệnh sau:

2.1. Bệnh loãng xương

Câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc thiếu canxi gây bệnh gì đó chính là bệnh loãng xương. Thiếu vitamin D sẽ khiến cho việc hấp thu canxi gặp trở ngại. Từ đó khiến cho cơ thể bị thiếu hụt lượng canxi cần thiết để kiến tạo hệ xương, giảm mật độ xương, làm suy yếu xương, loãng xương tăng nguy cơ gãy xương.

Thiếu vitamin D sẽ khiến cho việc hấp thu canxi gặp trở ngại, từ đó khiến cho cơ thể bị thiếu hụt lượng canxi cần thiết để kiến tạo hệ xương, giảm mật độ xương, làm suy yếu xương, loãng xương tăng nguy cơ gãy xương - Ảnh minh họa: Internet

2.2. Tăng cholesterol

Vitamin D có tác dụng điều chỉnh lượng cholesterol trong máu. Nếu thiếu ánh nắng mặt trời, các tiền chất của vitamin D sẽ chuyển thành cholesterol thay vì vitamin D.

2.3. Trầm cảm

Nghiên cứu cho thấy, vitamin D có nhiều trên khu vực não bộ, tham gia vào các hoạt động của hệ thần kinh. Vì vậy nếu thiếu vitamin D cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của con người.

2.4. Bệnh tiểu đường type 2

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh mối quan hệ giữa nồng độ vitamin D thấp có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2. Bằng chứng cho thấy, vitamin D giúp cải thiện chức năng tế bào beta tiết insulin, do đó hạn chế tiết glucose huyết thanh ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

2.5. Huyết áp cao

Một nghiên cứu cho thấy, những người thiếu vitamin D có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến máu 20%, các bệnh liên quan đến tim lên đến 32%.

2.6. Hen suyễn

Vitamin D có liên quan đến chức năng của phổi. Vitamin D sẽ cải thiện bệnh hen suyễn bằng cách ngăn chặn các protein gây viêm cũng như tăng cường sản xuất một loại protein chống viêm, có tác dụng làm thông thoáng đường thở. Chính vì vậy những trẻ em mắc bệnh hen suyễn thường là những trẻ em thiếu vitamin D.

Vitamin D sẽ cải thiện bệnh hen suyễn bằng cách ngăn chặn các protein gây viêm cũng như tăng cường sản xuất một loại protein chống viêm, có tác dụng làm thông thoáng đường thở - Ảnh minh họa: Internet

2.7. Ung thư

Vitamin D có khả năng ngăn ngừa sự đột biến và nhân lên của tế bào. Từ đó làm giả nguy cơ ung thư.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, những bệnh nhân có lượng vitamin D cao hơn sẽ duy trì được thời gian thuyên giảm lâu hơn. Hàm lượng vitamin D tăng lên 10 điểm sẽ làm tăng khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư lên 4%.

Đặc biệt đối với bệnh ung thư trực tràng và ung thư vú, một nghiên cứu phát hiện những bệnh nhân ung thư vú có mức vitamin D đầy đủ sẽ tăng khả năng sống sót lên gấp đôi.

2.8. Cúm

Không chỉ vitamin C mới có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch chống lại virus cúm mà vitamin D cũng có thể chống lại cúm và cảm lạnh.

2.9. Viêm khớp dạng thấp

Vitamin D là thành phần quan trọng của hệ xương. Chính vì vậy đương nhiên thiếu vitamin D sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ xương khớp.

Một nghiên cứu cho thấy, gần một nửa số bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đang bị thiếu vitamin D. Các bác sĩ tin rằng, đặc tính chống viêm của vitamin D có khả năng giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Vitamin D là thành phần quan trọng của hệ xương. Chính vì vậy đương nhiên thiếu vitamin D sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ xương khớp - Ảnh minh họa: Internet

2.10. Rối loạn ruột kích thích

Rối loạn ruột kích thích là căn bệnh rất phổ biến trên thế giới. Nhiều nghiên cứu chứng minh, 30% số người bị rối loạn ruột kích thích bị thiếu vitamin D.

2.11. Sâu răng

Vitamin D cần thiết để hấp thụ canxi và phốt pho. Đây là 2 chất cơ bản nhất của răng.

Ngoài ra vitamin D còn giúp kiểm soát lượng canxi có trong máu, ruột, xương. Vì vậy, thiếu vitamin D sẽ làm cho việc hấp thụ canxi kém đi, men răng sẽ yếu hơn dẫn đến sâu răng.

Đặc biệt việc thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như: Ra nhiều mồ hôi trộm, trẻ quấy khóc, xanh xao, mệt mỏi, còi xương, chậm phát triển, lá lách to, cơ nhão, đầu bị bóp méo, dễ bị co giật do hạ canxi máu... ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ sau này.

3. Nguyên nhân thiếu vitamin D

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu vitamin D, phổ biến nhất có thể kế đến như sau:

- Người sống ở vùng ít ánh sáng mặt trời như phương Bắc, người hay mặc quần áo dài tay, người làm các công việc không phải ra ngoài nắng, những người có làn da đen có mức độ melanin cao cũng làm giảm khả năng tạo vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Người sống ở vùng ít ánh sáng mặt trời như phương Bắc, người hay mặc quần áo dài tay, người làm các công việc không phải ra ngoài nắng, những người có làn da đen có mức độ melanin cao cũng làm giảm khả năng tạo vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời - Ảnh minh họa: Internet

- Những người mắc bệnh về gan thận, khả năng chuyển đổi vitamin D kém.

- Những người ăn chay trường cũng thường thiếu vitamin D. Bởi vì loại vitamin này thường có ở gan động vật, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, phô mai, sữa...

- Những người bị mắc các bệnh về tiêu hóa không hấp thu được gluten sẽ khiến cho ruột khó hấp thu được vitamin D từ thực phẩm.

- Những người béo phì nhiều mỡ thừa sẽ khiến cho các vitamin D bị “kẹt” trong các mô mỡ cũng dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D.

4. Điều trị thiếu vitamin D

Để biết chính xác nhất cơ thể mình có bị thiếu vitamin D hay không thì hãy đi xét nghiệm máu. Chỉ cần một xét nghiệm đơn giản bác sĩ có thể cho ngay kết quả bạn. Từ đó bác sĩ sẽ có hướng tư vấn bạn có nên bổ sung vitamin D hay không.

Có nhiều phương pháp để bổ sung vitamin D như tắm nắng, ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D và uống thực phẩm chức năng có chứa vitamin D.

4.1. Tắm nắng

Cơ thể con người có thể tự tổng hợp vitamin D một cách tự nhiên khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, nguồn vitamin D tốt nhất đó chính là tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ ngay lập tức sản xuất vitamin D và gửi đến gan. Đây chính là nơi vitamin D thay đổi thành dạng hoạt hóa và gửi đi khắp cơ thể.

Tuy nhiên, cũng đừng lạm dụng quá nguồn ánh nắng mặt trời vì có thể gây ung thư da. Theo các chuyên gia y tế thì bạn chỉ nên tắm nắng khoảng 10 - 15 phút vào buổi sáng 7 - 9 giờ.

4.2. Ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin D

Nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như lòng đỏ trứng, sữa, phô mai, gan động vật, dầu cá...

Nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như lòng đỏ trứng, sữa, phô mai, gan động vật, dầu cá... - Ảnh minh họa: Internet

4.3. Uống thực phẩm bổ sung

Nếu tình trạng của bạn trầm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thực phẩm uống bổ sung. Điều này bạn không nên tự ý mua mà nên có sự thăm khám của bác sĩ.

Bài viết trên đã trả lời thắc mắc thiếu vitamin D gây bệnh gì một cách cụ thể nhất. Nếu bạn cảm thấy mình mắc một trong số những bệnh trên và nghi ngờ do thiếu vitamin D, hãy đến ngay các cơ thể y tế để được xét nghiệm làm rõ. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được giải pháp kịp thời bảo vệ sức khỏe của bạn.