Thiếu nữ giảm 17 kg sau 3 tháng điều trị sốt xuất huyết
Ngày 11/12, BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, bệnh viện vừa cứu sống thành công một trẻ dư cân sốc sốt xuất huyết nặng ngày thứ 4, biến chứng suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan.
Cụ thể, bé là Tr.T.N.Q. (15 tuổi, nữ, ngụ ở Bình Chánh). Trẻ bị thừa cân với cân nặng 54 kg trong khi lứa tuổi này cân nặng khoảng 40-45 kg.
Theo gia đình, từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba, trẻ sốt cao liên tục, không nôn ói, không đau bụng. Tới ngày bệnh thứ 4, bệnh nhi bắt đầu bớt sốt tuy nhiên lại xuất hiện tình trạng nôn ói, dịch lợn cợn nâu, tay chân lạnh. Gia đình đã cho trẻ nhập Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho hay, trẻ nhập viện trong tình trạng mạch nhẹ, chi mát, huyết áp tụt, da nổi bông. Bé được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết dengue nặng và được truyền dịch chống sốc theo phác đồ cùng sử dụng vận mạch...
Dù được điều trị tích cực nhưng tình trạng trẻ vẫn tiếp tục diễn tiến nặng, sốc kéo dài kèm rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, suy hô hấp. Các bác sĩ đã nhanh chóng chống sốc tích cực, đặt nội khí quản thở máy, truyền máu, huyết tương đông lạnh... Do diễn tiến lâm sàng phức tạp, trẻ có biểu hiện nhiễm trùng bệnh viện nên được tiếp tục điều trị hỗ trợ các cơ quan và sử dụng kháng sinh phổ rộng. Đồng thời, do trẻ bị tổn thương gan thận nặng nên được lọc máu liên tục, điều trị hỗ trợ gan.
Kết quả, sau gần 3 tháng điều trị với 10 đợt lọc máu liên tục cùng hỗ trợ các cơ quan, tình trạng trẻ dần cải thiện, chức năng gan thận trở về bình thường. Trẻ được cai máy thở và tỉnh táo...
Sau thời gian điều trị sốc sốt xuất huyết, trẻ đã giảm hơn 17 kg xuống còn 37 kg. Để đảm bảo trẻ có thể phục hồi thể chất, các bác sĩ dinh dưỡng đã tư vấn cho gia đình chế độ ăn phù hợp.
BSCK2 Nguyễn Minh Tiến khuyến cáo, để phòng chống sốt xuất huyết phụ huynh cần tích cực diệt muỗi, lăng quăng đồng thời kết hợp ngủ mùng. Phụ huynh cần theo dõi sát sao trẻ để phát hiện các dấu hiệu sớm, cảnh báo bệnh để đưa con em mình đến cơ sở y tế kịp thời.
Phụ huynh cần đặc biệt chú ý trẻ khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao trên 2 ngày liên tục, quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì, đau bụng, chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống... Ngay khi trẻ có những dấu hiệu cảnh báo trên, cần nhanh chóng đưa trẻ tới trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....