Nước tiểu có màu đỏ hoặc có màu nâu

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, máu trong nước tiểu là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư bàng quang.

Tuy nhiên, không nhất thiết là nước tiểu phải có màu đỏ như máu. Có thể nhận thấy những vệt máu trong nước tiểu hoặc máu có thể làm cho nước tiểu có màu nâu, theo Express.

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư bàng quang.

Màu nước tiểu cũng có thể thay đổi từ đỏ đậm đến nâu gỉ và thâm chí khó có thể nhận thấy. Máu trong nước tiểu có thể rất ít và biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng, vì vậy hãy cảnh giác.

Vì lượng máu trong nước tiểu nhiều hay ít không thể hiện mức độ lan rộng của ung thư.

Mặc dù tiểu ra máu cũng có thể là dấu hiệu của sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân.

Khi đi khám tổng quan, bạn thường được yêu cầu lấy nước tiểu để xét nghiệm. Đây là yếu tố giúp bạn có thể phát hiện ra nhiều loại bệnh.

Màu trắng đục

Hiện tượng này xảy ra phổ biến do tồn tại sự viêm nhiễm. Bạn cần đề phòng với các căn bệnh như nhiễm trùng niệu đạo, viêm thận.

Khi dịch dưỡng (bạch huyết và các chất béo tự do hình thành ở ruột non, có màu như sữa) đi vào nước tiểu sẽ làm nước tiểu đổi màu trắng đục. Lúc này, khả năng bệnh nhân bị bệnh giun chỉ bạch huyết, lao.

Khi nước tiểu đổi màu bất thường, bạn cần quan tâm theo dõi một thời gian. Nếu tình trạng không trở về bình thường dù bạn đã ngừng vận động mạnh, không sử dụng thuốc, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra.

Mọi người nên đi khám tổng quát để có thể xét nghiệm nước tiểu một lần mỗi năm. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng phát hiện nhiều loại bệnh nếu có.

Nước tiểu màu vàng sậm

Điều này có thể do bạn bị mất nước. Khi đó nước tiểu trở nên đặc hơn, làm cho các chất trong nước tiểu tiếp xúc với niêm mạc bàng quang dẫn đến kích ứng hoặc nhiễm trùng. Nước tiểu màu trắng hoặc vàng nhạt là lý tưởng nhất. Uống nước bù đắp là cách để phục hồi màu nước tiểu.

Nước tiểu vẩn đục

Nước tiểu vẩn đục có thể báo hiệu một loạt bệnh như bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường tiểu. Nó cũng có thể do dịch âm đạo, bệnh lây truyền qua đường tình dục, mất nước hoặc một rối loạn tự miễn. Trong một số trường hợp, nước tiểu đục cũng là một triệu chứng của viêm bể thận.

Ảnh minh họa: Internet

Màu xanh

Đa số các trường hợp có nước tiểu màu xanh liên quan tới việc sử dụng thuốc. Nhìn chung, khi bạn ngưng dùng thuốc, hiện tượng trên sẽ được cải thiện. Trong trường hợp này, bạn không cần phải lo lắng.

Ngoài ra, bệnh nhân bị sốt phát ban, ngộ độc vitamin D hoặc bị tăng canxi máu cũng có thể đi tiểu có màu xanh.

Nước tiểu sủi bọt

Khi gặp phải dấu hiệu này, bạn có nguy cơ mắc bệnh thận cao. Khi thận không hoạt động đúng cách, có thể dẫn đến sự tích tụ protein trong nước tiểu. Protein này sẽ tạo ra bọt khí khi nó tiếp xúc với nước trong nhà vệ sinh. Bạn có nguy cơ mắc bệnh thận nếu có tiền sử huyết áp cao, tiểu đường hoặc thành viên trong gia đình từng mắc phải.