Thấy mệt làm việc này ngay coi chừng mất mạng
Tử vong vì truyền dịch
Ngày 7/4, chị P.T.H.,quê Thừa Thiên Huế hiện đang làm công nhân ở Hà Nội đã tử vong sau khi truyền đạm tại Phòng khám chuyên khoa Nội Kết Châu (số 21 hẻm 35/69/95 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, Hà Nội).
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân (Hà Nội), vào khoảng 18h30, phòng khám có tiếp nhận nữ bệnh nhân P.T.H. tới thăm khám. Bệnh nhân nói đã không ăn uống khoảng 2 – 3 ngày nay, người mệt lả kéo dài và có tiền sử tụt huyết áp.
Bệnh nhân sau đó được kiểm tra tim, phổi, đo huyết áp (95/60 mmHg, mạch 72 lần/phút) và chẩn đoán tụt huyết áp, suy nhược cơ thể.
Bệnh nhân được truyền một chai Natri Clorid 0,9% (500 ml) do công ty TNHH B.Braun Việt Nam sản xuất. Sau khi truyền nước, tình trạng bệnh nhân có khá hơn, chưa thấy có dấu hiệu gì bất thường.
Tuy nhiên, theo ông Kết, phụ trách phòng khám Kết Châu, sau khi truyền nước, bệnh nhân có yêu cầu ông truyền thêm 1 chai đạm để tăng cường sức khỏe. Qua thăm khám, xem xét tình hình, ông có truyền thêm 1 chai Alvesin 40 (250 ml) sản xuất tại Đức.
Truyền được khoảng 5 – 10 phút, khi hết khoảng 1/5 chai đạm, bệnh nhân bắt đầu thấy ngứa. Thấy vậy, ông Kết cho dừng ngay truyền đạm để chuyển sang truyền chai dung dịch Natri Clorid 0,9% (500 ml) để duy trì đường truyền. Đồng thời cấp cứu bệnh nhân bằng cách tiêm bắp 1 mũi Dimedrol 10 mg/ml, thở oxy 4-5 lít/phút.
Tuy nhiên, bệnh nhân lâm vào tình trạng khó thở, tức ngực, nôn 3 lần. Ông Kết tiếp tục tiêm bắp một ống Adrenalin 1mg/1ml, rồi tiêm 1/2 ống Adrenalin, pha 10 ml tráng ống Adrenalin tiêm tĩnh mạch, tiêm Solu-Medrol 40 mg qua đường truyền, đồng thời gọi cấp cứu 115.
Trong thời gian này, bệnh nhân liên tục được ép tim kết hợp với bóp bóng Ambu với tỷ lệ 4:1 nhưng tình trạng không được cải thiện. Bệnh nhân tím tái, ngừng thở, ngừng tim vào khoảng 20h30, sau 2 giờ đồng hồ tới điều trị tại phòng khám.
Đây không phải là lần đầu tiên có trường hợp tử vong sau truyền dịch. Mỗi năm có hàng trăm người bị sốc phản vệ sau khi truyền dịch ở phòng khám tư và không ít người trong số họ đã tử vong vì không được cấp cứu kịp thời.
Những tai biến khi truyền dịch
Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, thói quen cứ thấy ốm, mệt mỏi là truyền dịch, truyền đạm là một thói quen cần loại bỏ. Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần kiểm tra tổng quát tìm nguyên nhân rõ ràng bệnh và việc truyền dịch hay truyền đạm phải được chỉ định của bác sĩ, không tự ý thích là xin truyền được.
Hiện nay, dịch truyền có nhiều loại tùy theo tác dụng. Trong đó, phổ biến là loại cung cấp đường, muối và chất điện giải như glucose 5%, 10%; cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng.
PGS Dũng cho biết nhiều trường hợp sốt, mất nước hay mệt mỏi gặp bác sĩ là xin truyền để đỡ mệt, để bù nước nhưng đa số họ đều được từ chối. Bởi theo ông, nếu trường hợp nào bắt buộc phải truyền dịch, các bác sĩ sẽ phải tính toán kỹ lượng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền như thế nào cho phù hợp với người bệnh.
Ông Dũng cho rằng có nhiều người cứ ốm ra hiệu thuốc, phòng khám nào đó và truyền dịch. Một số bác sĩ có kinh nghiệm còn kiểm tra tim phổi, huyết áp, một số thì cứ thích là truyền cho người bệnh. Việc này nguy hại đến sức khỏe. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ tốt hơn là truyền dịch.
Những tai biến sốc do truyền dịch là do nhiều tác nhân có thể do người bệnh hoặc cũng có thể do bệnh nhân bị sốc có thể do dịch, do những yếu tố gây sốc của dây truyền, hoặc do tốc độ truyền quá nhanh...
Bất cứ một tác nhân nào đưa vào cơ thể cũng có thể xảy ra phản ứng sốc nhẹ thì người bệnh thấy ngứa ngáy khó chịu, nặng thì người bệnh cảm thấy khó thở, rét run, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt.
Thậm chí, có trường hợp đang truyền dịch còn bị tai biến nặng do truyền nhanh với khối lượng lớn dịch truyền hoặc truyền với tốc độ nhanh ở bệnh nhân cao huyết áp, suy tim.
Lúc đó, người bệnh có cảm giác đau ngực dữ dội, khạc bọt màu hồng, sắc mặt tím tái, nghe thấy phổi nhiều ran ẩm dâng lên từ hai đáy phổi. Những người già, thận yếu, việc truyền dịch còn có thể khiến phù não, tai biến trên não.
Chính vì thế, bác sĩ Dũng khuyến cáo, nếu bắt buộc phải truyền dịch thì người bệnh nên thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu sốc phản vệ.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....