Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển nặng, có thể gây tử vong.

Những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày gây ra bởi những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

Tổn thương tiền ung thư

Các tổn thương tiền ung thư bao gồm: Teo niêm mạc dạ dày (hình thành do viêm dạ dày mãn tính kéo dài, không được điều trị ), tế bào ở niêm mạc dạ dày biến đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột); tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản).

Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Gây viêm loét niêm mạc dạ dày mãn tính , dẫn đến các tổn thương tiền ung thư.

Di truyền

Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền. Tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%.

Biến chứng sau phẫu thuật dạ dày

Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao. Do đó, với những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày, nên chú trọng tầm soát định kỳ để phát hiện ung thư sớm.

Ngoài ra, các yếu tố khác như béo phì, nhóm máu, tuổi tác ,  giới tính hay thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

4 triệu chứng cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày

Trào ngược axit và ợ chua

Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ làm cho niêm mạc thực quản bị ăn mòn, từ đó gây ra triệu chứng trào ngược axit, thường xảy ra ở dưới xương ức, cảm giác như bị lửa đốt.

Thay đổi tính chất cơn đau

Bệnh nhân mắc bệnh dạ dày có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng hàng ngày nhưng tần suất xuất hiện và cơn đau diễn ra đều đặn, nếu phát hiện gần đây kiểu đau và cảm giác thay đổi thì cần hết sức cảnh giác.

Giảm cân

Khi có tế bào ung thư trong cơ thể, chúng sẽ tiếp tục cạnh tranh chất dinh dưỡng với các tế bào bình thường, sau đó gây sụt cân trong thời gian ngắn. Nếu giảm cân vượt quá 10%, hãy cảnh giác với bệnh ung thư.

Phân đen

Khi không có thức ăn sẽ khiến phân đen, phân đen bất thường cần cảnh giác, đây là dấu hiệu ung thư dạ dày.

Người dễ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày bao gồm người trên 45 tuổi, người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày, bản thân có tiền sử viêm dạ dày/loét dạ dày /polyp dạ dày và thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ trong thời gian dài.

Đối với các nhóm người trên, cần tiến hành càng sớm càng tốt 5 hạng mục chức năng dạ dày và xét nghiệm huyết thanh, sau khi phát hiện các chỉ số bất thường có thể thông qua nội soi dạ dày và sinh thiết bệnh để xác định bệnh.