Thành phần bổ sung và thực phẩm chức năng khác nhau thế nào?
Hiện nay, thực phẩm chức năng là nhóm sản phẩm nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, thông tin về chúng tại Việt Nam còn khá mơ hồ khiến người tiêu dùng hiểu về sai thực phẩm chức năng.
Hai khái niệm tiếng Anh là "Dietary supplement" và "Functional food" hiện có sự nhầm lần khi chuyển ngữ sang tiếng Việt.
- Dietary supplement: Thành phần bổ sung vào chế độ ăn uống.
- Functional food: Thực phẩm chức năng.
Tại nước ta, chúng ta đang đánh đồng hai khái niệm này. Trên thị trường Việt Nam, hầu hết sản phẩm thuộc nhóm thành phần bổ sung đang được dán nhãn là thực phẩm chức năng.
Ví dụ, viên dầu cá Omega là thực phẩm chức năng được giới thiệu rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, chúng được dán nhãn tiếng Anh là Dietary Supplement. Trong khi đó, nhóm sản phẩm Functional food cũng được dán nhãn là thực phẩm chức năng.
Các thành phần bổ sung có những dạng bào chế là viên con nhộng, viên gel tương tự thuốc điều trị. Ở nước ta, các thành phần bổ sung được dán nhãn là thực phẩm chức năng được quản lý bởi Cục An toàn thực phẩm không phải Cục Quản lý Dược.
Thành phần bổ sung (Dietary Supplement)
Thành phần bổ sung (Dietary Supplement) là sản phẩm chứa thành phần dinh dưỡng nhằm bổ sung dưỡng chất bên cạnh bữa ăn hàng ngày. Thành phần bổ sung có thể chứa một hoặc kết hợp nhiều thành phần sau đây:
- Vitamin: Vitamin A, D
- Khoáng chất
- Các loại thảo mộc hoặc thực vật
- Axit amin
- Chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể. Trong một số trường hợp, lượng thức ăn hàng ngày không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sử dụng các thành phần bổ sung có thể làm tăng tổng lượng chất dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể.
- Chất cô đặc (dịch chiết cô đặc từ các loại thảo dược có lợi cho sức khỏe), chất hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa của cơ thể, chất cấu thành một thành phần cần thiết hoặc dịch chiết từ dược liệu.
Thành phần bổ sung (Dietary Supplement) có thể được sản xuất và đóng gói dưới nhiều hình thức như viên nén, viên nang, gel mềm, chất lỏng, hoặc bột. Một số chất bổ sung chế độ ăn uống giúp đảm bảo cơ thể bạn nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Một số khác, chúng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bảng so sánh giữa thành phần bổ sung và thuốc điều trị được FDA chứng nhận | ||
Yêu cầu đối với sản phẩm trước khi đưa vào thị trường tiêu thụ | Thuốc điều trị | Thành phần bổ sung |
Thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật | Có | Không |
Có đầy đủ các kết quả nghiên cứu lâm sàng trên người để chứng minh thuốc đủ an toàn lưu hành trên thị trường | Có | Không |
Có đầy đủ kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh thật sự hiệu quả trong điều trị bệnh | Có | Không |
Nhận cấp phép từ FDA đối với sản xuất thuốc mới | Có | Không |
FDA tiến hành thanh tra cơ sở sản xuất | Có | Không |
FDA duy trì kiểm tra thường xuyên, tìm kiếm những ảnh hưởng không mong muốn từ việc sử dụng thuốc điều trị | Có | Không |
Công ty dược cung cấp đầy đủ thông tin hiệu quả, độ an toàn, tác dụng phụ | Có | Không |
FDA cam đoan về hiệu quả, an toàn trong quá trình sử dụng cho khách hàng | Có | Không |
Hiện nay, hầu hết sản phẩm được dán nhãn tiếng Anh thành phần bổ sung đều được dán nhãn tiếng Việt là thực phẩm chức năng. Điều này gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Ở nước ta, Cục An toàn thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý thành phần bổ sung. Tuy nhiên, trên các phương tiện truyền thông, thành phần bổ sung lại được quảng cáo là có tác dụng chữa bệnh.
Thực phẩm chức năng (Functional food)
Thực phẩm chức năng là những thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn những thực phẩm truyền thống. Chúng được bổ sung các thành phần mang lại những lợi ích cho cơ thể.
Thực phẩm chức năng không có dạng thuốc như viên con nhộng, viên gel chỉ có dạng thực phẩm.
Để bạn đọc hình dung rõ hơn, bảng dưới đây sẽ trình bày các loại thực phẩm chức năng.
Định nghĩa | Ví dụ | |
Sản phẩm bổ sung | Thực phẩm được bổ sung chất dinh dưỡng, giúp chúng có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn thực phẩm bình thường. | Nước trái cây tăng cường vitamin C |
Sản phẩm giàu dinh dưỡng | Thực phẩm được bổ sung những chất dinh dưỡng hay các thành phần có lợi cho sức khỏe. Các thành phần này không được tìm thấy trong thực phẩm đó. | Margarin được bổ sung probiotic (vi khuẩn sống có lợi cho cơ thể) |
Sản phẩm thay đổi thành phần dinh dưỡng | Thực phẩm được loại bỏ các thành phần có hại cho sức khỏe, thay vào đó thành phần có lợi. | Các sản phẩm như thịt hoặc kem tươi được bổ sung chất xơ. |
Sản phẩm tăng cường chất dinh dưỡng | Thực phẩm có các thành phần được tăng cường hàm lượng chất dinh dưỡng thông qua quá trình nuôi dưỡng một cách đặc biệt. Các thành phần mới, thực phẩm biến đổi gene được bổ sung trong quá trình nuôi dưỡng. | Trứng gà tăng cường Omega-3 thông qua việc nuôi dưỡng gà trong điều kiện đặc biệt. |
Để tổng kết, tôi xin mô tả sự khác nhau giữa thành phần bổ sung (Dietary supplement) và thực phẩm chức năng (Functional food) bằng hình vẽ dưới đây:
Bài viết do Thạc sĩ Trần Thị Hồng Loan, nghiên cứu sinh ngành Sinh học Phân tử, Viện nghiên cứu hợp chất thiên nhiên, Đại học Y Cao Hùng, Đài Loan, thành viên ban Khoa học, Ruy Băng Tím, cung cấp thông tin.
Ruy Băng Tím là tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống ung thư tại Việt Nam, được thành lập vào ngày 12/12/2015 với sự tham gia của các bác sĩ ung bướu, các nhà khoa học nghiên cứu về ung thư trong và ngoài nước.
Snack bánh tráng trộn - hương vị giòn cay cực kỳ kích thích vị giác
Bánh tráng trộn của TCC F&B nổi bật với sự kết hợp tinh tế giữa các nguyên liệu tươi ngon,...
5 loại rau Việt là 'thuốc chống ung thư tự nhiên', hạ đường huyết hiệu quả: Ai cũng nên trồng...
Những loại rau này dễ chăm sóc và có thể trồng trong chậu nhỏ hoặc chậu lớn. ...
Chanh dây là 5 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng dùng sai cách sẽ hại vô cùng
Chanh dây giàu vitamin A, C, kali và chất xơ hỗ trợ khả năng miễn dịch, tiêu hóa, sức khỏe...
Đây là loại rau được đánh giá 'bẩn nhất' nhưng không ngờ lại có những tác dụng vô cùng tuyệt...
Cải xoong là loại rau có nhiều giá trị dinh dưỡng trong phòng bệnh ung thư, tim mạch nhưng một...