'Thần đồng số một' tại Trung Quốc bây giờ ra sao?
"Tôi chỉ muốn làm một người bình thường thôi, chuyện đó khó đến vậy sao?".
Đây là điều mà Ninh Bạch - người được mệnh danh là thần đồng số một tại Trung Quốc - đã nói sau khi phải chịu quá nhiều áp lực từ cuộc sống. Nổi tiếng vì học giỏi, thông minh hơn người, nhưng cuối cùng, Ninh Bạch lại quyết định xuất gia.
Ít ai biết rằng, để đưa ra quyết định này, ông phải chịu hàng loạt áp lực và tổn thương trong nhiều năm.
Nổi tiếng vì thông minh
Ninh Bạch sinh năm 1965 trong một gia đình bình thường ở Cám Châu, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Dù gia cảnh bình thường, ông vẫn được sống vô lo, hạnh phúc.
Nhưng cuộc sống vô lo của Ninh Bạch không kéo dài quá lâu. Đến năm 1977-1978, mọi thứ thay đổi khi tài năng của ông được hé lộ và truyền thông đua nhau đưa tin. Thời đó, mọi người đều biết Ninh Bạch mới 2 tuổi đã thuộc lòng hơn 30 bài thơ, 4 tuổi đã biết hơn 400 chữ Hán. 6 tuổi, cậu bé bốc thuốc Đông y và đến 8 tuổi đã thuộc nằm lòng Thủy Hử, theo The Paper.
Những đứa trẻ như Ninh Bạch thường được cha mẹ, thầy cô phát hiện và sau đó khoe với người ngoài. Một người bạn của cha Ninh Bạch tên là Nghê Lâm, giảng viên tại Giang Tây, đã viết một lá thư gửi đến cựu Phó thủ tướng Phương Nghị - lúc đó đang là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc - để giới thiệu về Ninh Bạch.
Nghê Lâm làm như vậy bởi vì ông biết vào thời gian đó, giáo sư Lý Chính Đạo và cựu Phó thủ tướng Phương Nghị đang tìm cách khôi phục sự phát triển của nền giáo dục khoa học công nghệ Trung Quốc. Ông tin rằng những đứa trẻ IQ cao như Ninh Bạch có thể trở thành trụ cột trong tương lai.
Sau khi nhận thư của Nghê Lâm, vào tháng 11/1977, hai giảng viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc được cử đến trường của Ninh Bạch để thực hiện một bài kiểm tra năng lực môn Toán. Hai học sinh khác cũng tham gia bài kiểm tra này.
Thực tế, điểm bài thi Toán của Ninh Bạch không cao lắm, chỉ 67/100 điểm và xếp thứ hai. Dù vậy, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc vẫn công nhận ông là ngoại lệ. Nhà trường thành lập lớp tài năng đầu tiên tại Trung Quốc để đào tạo những tài năng trẻ. Chính điều này khiến Ninh Bạch thu hút sự chú ý của truyền thông vào năm 1978.
Lúc này, không chỉ phóng viên, Phó thủ tướng Phương Nghị cũng có mặt ở nhà Ninh Bạch, thậm chí chơi cờ cùng cậu bé 13 tuổi.
Điều bất ngờ là Ninh Bạch thắng phó thủ tướng 2 ván liên tiếp. Điều này cũng khiến truyền thông đồng loạt đưa tin và nhanh chóng gán cho ông danh hiệu "thần đồng".
Áp lực vì bị chú ý quá mức
Thời điểm đó, Ninh Bạch 13 tuổi không bao giờ nghĩ rằng sự chú ý, khen ngợi cũng như kỳ vọng của người lớn lại trở thành "xiềng xích", khiến ông không thể tự do và sống cuộc đời bản thân mong muốn.
Không lâu sau khi được tuyển vào đại học, tin tức về cậu bé thiên tài Ninh Bạch nhanh chóng được lan truyền khắp Trung Quốc. Dư luận chỉ quan tâm cậu bé có IQ hơn người, giáo viên chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để tạo ra nhân tài cho tương lai, không ai để ý rằng cậu bé này khát khao được trải qua tuổi thơ bình thường như những đứa trẻ khác.
Kể từ khi đặt chân vào lớp thiên tài của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Ninh Bạch không hề thấy vui. Ông thậm chí còn thấy ghét ngành học của mình - ngành Vật lý lý thuyết.
Nhiều lần, Ninh Bạch từng xin chuyển ngành nhưng hiệu trưởng từ chối. Vị hiệu trưởng này cho rằng Ninh Bạch là thần đồng, cần phải cống hiến tài năng của bản thân cho sự phát triển của khoa học và công nghệ.
Vì vậy, ông phải tiếp tục học Vật lý. Do học ngành không yêu thích, điểm số của Ninh Bạch không hề nổi bật. Nhưng điều mà ông không ngờ tới là giới truyền thông vẫn không chịu buông tha. Mọi ánh mắt, ống kính vẫn luôn tập trung vào cuộc sống của ông.
Học sinh Trung Quốc đến trường bằng cáp treo, thang máy
Sau nhiều thập kỷ phải mất 3 giờ để tới trường, giờ đây, các em học sinh của trường Tiểu học Guanzhai (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) chỉ cần di chuyển 30 phút để tới lớp.
Dân mạng chia phe vì ông bố lười biếng 'nhờ' AI dạy con học
Một ông bố ở Trung Quốc khiến mạng xã hội tranh cãi về đạo đức giáo dục sau khi để trí tuệ nhân tạo (AI) hướng dẫn con trai mình làm bài tập về nhà.
Học sinh điều khiển xe máy, ôtô có thể bị phạt đến 6 triệu đồng
Người 16 đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 hoặc xe ôtô có thể bị phạt tiền theo nghị định của Chính phủ.
Ôn thi trong tù vẫn đạt điểm xuất sắc trong kỳ thi tốt nghiệp
Dù đang ngồi tù và lớn tuổi gấp đôi hầu hết thí sinh tham gia thi O-level, người đàn ông ở Singapore vẫn miệt mài học và đạt điểm số ấn tượng trong kỳ thi này.