“Team sợ hành, hẹ” có thể phải suy nghĩ lại khi biết rau hẹ có tác dụng gì, nhất là nam giới
Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau: “Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen”. Nếu dành chút thời gian tìm hiểu rau hẹ có tác dụng gì sẽ thấy, rau hẹ vừa là một món ăn có hương vị đặc trưng, ăn được rồi dễ phát ghiền; vừa như một vị thuốc tự nhiên an toàn, lành tính, không biết sẽ tiếc hùi hụi.
Dưới đây là tổng hợp những công dụng hữu ích của rau hẹ đối với sức khỏe con người cũng như danh sách những món ăn hấp dẫn để cuối tuần thử ngay cùng người thân, bạn bè.
1. Rau hẹ trong các nghiên cứu của Đông y và Tây y
Ngày nay có khá nhiều ghi chép, nghiên cứu rau hẹ có tác dụng gì cả trong Đông y lẫn Tây y. Cụ thể:
Theo Đông y, rau hẹ có tính ấm, sử dụng tốt nhất vào mùa xuân, mùa mà cây hẹ phát triển tươi tốt và chất lượng. Rau hẹ có thể dùng để chế biến thành các món ăn, giã tươi lấy nước cốt điều trị vết thương, viêm nhiễm hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác trong các bài thuốc nam trị bệnh.
Các bộ phận của rau hẹ đều có thể sử dụng vì có tác động tích cực đến sức khỏe. Trong đó:
- Củ và rễ hẹ: có vị cay, tính ấm, có tác dụng chữa trị đau lưng, đau tức ngực, đau bụng, mộng tinh, di tinh...
- Hoa và lá hẹ: có vị cay, chua nhẹ, mùi hăng đặc trưng, có khả năng ôn trung, hành khí, tán huyết, tráng dương, bổ thận, giải độc, cầm máu, tiêu đờm…
- Hạt hẹ: có vị cay ngọt, tính ấm, giúp trợ khí, tán huyết, điều hòa tạng phủ, ôn trung rất tốt.
Theo Tây y, trong thành phần rau hẹ có chứa đạm, đường, chất xơ, vitamin A, C, B1, E, K, canxi, sắt, phốt pho và một số hoạt chất như: allicin, sulfide giúp trừ khuẩn tiêu viêm, tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thụ vitamin A, B1; odorin giúp chống vi khuẩn và tụ cầu…
2. Những công dụng hữu ích của rau hẹ
Từ những thông tin trên, có thể thấy rau hẹ trị bệnh gì và cần thiết như thế nào cho sức khỏe. Một số công dụng hữu ích phải kể đến như:
- Lưu thông khí huyết, hỗ trợ hệ tuần hoàn máu
Rau hẹ có tác dụng bổ khí, kích thích hoạt huyết, giúp cải thiện mệt mỏi, thúc đẩy hệ tuần hoàn máu làm việc, lưu thông khí huyết đến não và các chi ổn định.
- Bổ thận tráng dương, gia tăng sức khỏe sinh lý
Đây là một trong những lý do mà “nam không thể thiếu rau hẹ”. Bởi rau hẹ bổ thận, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý do thận hư, cải thiện chức năng thận, đồng thời, tráng dương, tăng cường sinh lực, cải thiện chất lượng đời sống chăn gối.
- Nhuận tràng, tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin và chất xơ có trong rau hẹ giúp kích thích nhu động ruột, giảm táo bón còn hoạt chất sulfide đảm nhận việc tiêu viêm kháng khuẩn, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Chữa ho, đau họng do cảm lạnh
Hoa và lá hẹ tiêu đờm, trị cảm mạo, dùng tốt những khi thay đổi thời tiết. Có thể bổ sung rau hẹ bằng các món ăn hoặc các bài thuốc Đông y chữa ho, đau họng đều được.
- Giảm đau bụng, đau răng
Bổ sung vào danh sách rau hẹ chữa bệnh gì là khả năng giảm đau hữu hiệu khi bị đau bụng, đau răng của rau hẹ. Nên dùng rau hẹ có cả củ và rễ sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Cải thiện tình trạng mẩn ngứa
Không chỉ hỗ trợ bên trong mà khi dùng lá hẹ tươi bôi bên ngoài còn giúp giảm ngứa, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn.
- Hạ cholesterol, hỗ trợ điều trị tiểu đường
Thành phần allicin có tác dụng ngăn ngừa sản sinh cholesterol trong cơ thể, điều hòa huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Điều trị xuất tinh sớm, ngăn mồ hôi trộm
Bên cạnh công dụng rau hẹ chữa yếu sinh lý, nam giới gặp tình trạng xuất tinh sớm, ra mồ hôi trộm khó chịu cũng có thể tìm đến rau hẹ để giúp mình thoải mái, yên tâm hơn.
- Tốt cho da mụn
Các hoạt chất và vitamin có trong rau hẹ giúp tiêu viêm, ngăn ngừa mụn, cải thiện sắc tố da, giúp da mềm mịn và đẹp hơn.
3. Các món ăn ngon và phổ biến từ rau hẹ
Sau những thông tin rau hẹ có tác dụng gì rất có sức thuyết phục, thêm một động lực nữa để rau hẹ trở thành “người bạn” thân quen, đó chính là những món ăn ngon miệng, hấp dẫn, nổi tiếng gần xa.
- Bánh canh hẹ
Đây là đặc sản nổi tiếng của xứ sở “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Nhờ sự nổi tiếng đó nên không chỉ có mặt tại Phú Yên, bánh canh hẹ gần như đã xuất hiện rất nhiều nơi và có cả công thức chia sẻ để ai cũng có thể tự làm và thưởng thức món ăn này.
- Hẹ xào giá đỗ, gan heo
Thêm hẹ xào giá đỗ, gan heo vào món ngon đãi cả nhà không chỉ cực kỳ đưa cơm mà còn giúp tăng cường sức khỏe, nhất là những lúc giao mùa.
- Canh hẹ nấu với đậu hũ
Món này phù hợp với cả những người ăn chay, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tùy vào sở thích, nhu cầu của mỗi người mà có thể thêm cà chua, giá đỗ, nấm mèo, cà rốt… cho món canh thêm màu sắc và ngọt đậm đà.
- Canh hẹ nấu trứng hoặc thịt xay
Đơn giản, nhanh gọn nhưng không sợ thiếu chất. Món này rất thích hợp trong những ngày bận rộn và có thể biến tấu, ăn với bún, mì, nui… cũng khá lạ miệng và hấp dẫn.
- Cá nướng hẹ
Khác với các món trên, cá nướng hẹ là cá nướng riêng rồi dùng với bánh tráng, bún, hẹ tươi và các loại rau xanh. Mùi cá nướng thơm ngon hòa quyện với hương vị đặc trưng của rau hẹ khiến món ăn lôi cuốn, ăn là ghiền. Nếu đã biết rau hẹ có tác dụng gì với nam giới thì các đấng mày râu nên thường xuyên ăn cá nướng hẹ cũng như các món ăn khác từ hẹ đều đặn hơn.
- Bánh hẹ chiên giòn
Quả là sức sáng tạo của con người không có giới hạn. Nếu có dịp thưởng thức bánh hẹ chiên vàng giòn rụm chắc hẳn ai cũng thích thú. Công thức và cách làm bánh cũng không quá phức tạp, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ bột gạo, lá hẹ tươi xanh cùng tôm, thịt làm nhân, từng bước thực hiện theo chỉ dẫn là sẽ có món mới chiêu đãi người thân và bạn bè.
Lưu ý:
+ Rau hẹ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm nhưng không phù hợp với mật ong và thịt trâu. Nên tránh chế biến các loại này với nhau để không gây nguy hại cho sức khỏe.
+ Rau hẹ có thể xào, nấu canh, làm bánh, thêm vào món ăn như gia vị hoặc ăn sống nhưng phải đảm bảo sạch, an toàn, không sử dụng hóa chất, thuốc kích thích tăng trưởng.
+ Tốt nhất nên ăn hết rau hẹ trong ngày, không ăn hẹ đã chế biến qua đêm. Lúc chế biến nên nấu nhanh hoặc cho vào sau cùng để đảm bảo thành phần sulfide không bị biến chất và giữ được hương vị tự nhiên đặc trưng của rau hẹ.
+ Vậy ăn rau hẹ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không. Vì món gì ăn nhiều quá cũng không tốt. Nên ăn rau hẹ hợp lý để tránh một số tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, bốc hỏa, âm suy, bứt rứt…
+ Rau hẹ không thích hợp với những ai thể nhiệt, dễ nóng trong người, hay nổi mụn nhọt.
Trên đây là những thông tin cung cấp rau hẹ có tác dụng gì cũng như những món ngon từ rau hẹ không nên bỏ lỡ. Hãy để rau hẹ giúp bữa ăn có thêm màu xanh tươi sáng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là các đấng mày râu.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...