Tê chân: Coi chừng là biến chứng sớm của căn bệnh có thể khiến bạn phải cắt cụt chân
Tê bì chân là hiện tượng phổ biến khi bạn ngồi hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu khiến các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, máu khó lưu thông dẫn đến sinh các axit làm chân bị tê. Triệu chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe nếu nó nhanh chóng biến mất ngay sau đó.
Tuy nhiên, nếu tê chân tay đi kèm một số dấu hiệu khác, nó có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh tật trong người.
1. Tê chân tay kèm ngứa ran có thể là biểu hiện của bệnh đau cơ xơ
Những người mắc chứng đau cơ xơ có thể bị tê hoặc ngứa ở chân, bạn chân, tay và cánh tay. Sự tê liệt kèm ngứa ran này được gọi là chứng dị cảm, khoảng 1 trong 4 người bị đau cơ xơ sẽ bị ảnh hưởng bởi triệu chứng này.
Hiện tại, các bác sĩ chưa giải thích được tại sao những người bị chứng đau cơ xơ lại xuất hiện cảm giác tê ngứa. Họ cho rằng, có thể hiện tượng cơ cứng và co thắt ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
2. Bệnh đa xơ cứng
Đa xơ cứng là rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh đa xơ cứng thường gây viêm lặp đi lặp lại phá hủy màng bọc myelin của dây thần kinh.
Đa xơ cứng là tình trạng bệnh mãn tính tiến triển theo thời gian, các triệu chứng phổ biến của đa xơ cứng bao gồm:
- Co thắt cơ bắp
- Mất cân bằng
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
Tê bì chân tay và ngứa ran cũng được xem là dấu hiệu ban đầu của bệnh đa xơ cứng. Nếu bạn có dấu hiệu này, hãy đến gặp bác sĩ sớm để chẩn đoán tình trạng. Dù cảm giác này có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng nhưng cũng có thể gây rắc rối cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
Ở người bị đa xơ cứng, tê liệt và ngứa ran có xu hướng tự thuyên giảm mà không cần điều trị.
3. Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
Biến chứng thần kinh do đái tháo đường là tình trạng tổn thương của hệ thần kinh ngoại biên gây ra bởi bệnh đái tháo đường.
Chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, bao gồm cả chân và bàn chân. Khoảng 60 – 70% những người bị bệnh tiểu đường mắc phải biến chứng thần kinh này.
Tê hoặc ngứa ở chân là triệu chứng ban đầu ở nhiều trường hợp bị tổn thương dây thần kinh do tiểu đường. Đây còn được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại vi. Tê bì chân tay thường trở nặng hơn vào ban đêm.
Nghiêm trọng hơn, chứng tê bì có thể khiến các vết loét phát triển ở bàn chân bệnh nhân bị tiểu đường không được chú ý dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí, nhiều bệnh nhân có thể phải cắt cụt bàn chân.
4. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay xảy ra do sự chèn ép các dây thần kinh viêm sưng nề, gây tê các đầu ngón tay.
Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay sẽ gây ra đau, tê bì và/hay loạn cảm của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón nhẫn, còn ngón út không bị. Trong một số trường hợp, đau và tê bì có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay nhưng hiếm khi qua khuỷu lên đến vai.
Hội chứng đường hầm đường hẹp là sự nén lại của dây thần kinh tủy phía sau, nằm dọc theo phần bên trong gót chân. Điều này có thể gây ra các triệu chứng lan rộng từ chân đến bàn chân, bao gồm ngứa ran và tê liệt bất cứ nơi nào trong bàn chân. Đó là phiên bản chân của ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
5. Bệnh động mạch ngoại biên
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng mảng bám phát triển trong các động mạch. Theo thời gian, các mảng bám này có thể tích tụ, thu hẹp các động mạc, từ đó hạn chế cung cấp máu và oxy cho các bộ phận của cơ thể.
Bệnh nhân mắc PAD có thể bị tê bì cả ở chân, bàn chân và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng ở khu vực này. Nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử và phải cắt bỏ chi.
PAD có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng dưới đây, hãy đi khám càng sớm càng tốt:
- Đau chân khi đi bộ hoặc leo cầu thang
- Các vết loét trên ngón chân, bàn chân khó lành hoặc không lành
- Bàn chân thay đổi màu sắc
- Rụng lông chân, lông chân mọc chậm
- Móng chân giòn, dễ gãy
Những trường hợp hút thuốc lá, mắc bệnh tim mạch, cholesterol cao hoặc cao huyết áp có nguy cơ mắc PAD cao hơn.
6. Hoạt động áp lực lên dây thần kinh
Một số hoạt động gây áp lực lên dây thần kinh có thể gây tê bì chân gồm:
- Hoạt động căng cơ hoặc co thắt cơ
- Đi giày quá chật
- Chấn thương chân hoặc mắt cá chân
- Ngồi ở một tư thế quá lâu
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...