Nguyên nhân và dấu hiệu khi bà bầu bị đau dạ dày

Cơ vòng là chỗ liên kết giữa thực quản và dạ dày, tác dụng của nó chính là giúp thức ăn thuận lợi đi vào dạ dày và không bị trào ngược trở lên. Tuy nhiên, sau khi mang thai, do sự thay đổi của các hóc môn khiến cơ vòng có xu hướng bị “nhão”, dịch vị dễ trào ngược khiến mẹ bầu có cảm giác nóng ở vùng ngực và dạ dày bị đau.

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, tử cung ngày càng to ra sẽ gây áp lực nhất định lên các cơ quan khác, cho nên dạ dày cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Mẹ bầu thường có cảm giác chướng bụng, đau dạ dày, khó thở v.v…

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, tốc độ HCG trong máu của phụ nữ mang thai cũng tăng lên. Vấn đề này vốn có tác dụng bảo vệ thai nhi nhưng đồng thời cũng gây tác dụng phụ chính là kích thích dạ dày, rất nhiều mẹ bầu có cảm giác buồn nôn, nôn cũng do nguyên nhân này.

Không những vậy, một lý do khác chính là trước khi mang thai, mẹ vốn đã có bệnh về dạ dày, thêm vào việc ăn uống không thỏa đáng trong thai kỳ sẽ càng tăng nguy cơ bị đau dạ dày. Vì vậy, với trường hợp này, khi chuẩn bị kế hoạch sinh con, tốt nhất mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra tình trạng dạ dày để sớm khắc phục.

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào?

Giảm thiểu lượng thức ăn thích hợp

Do sự thay đổi hóc môn và áp lực của tử cung khi mang thai, chức năng dạ dày và đường ruột của mẹ bầu sẽ giảm xuống. Trong khi đó, mẹ lại được khuyến khích ăn nhiều “đồ bổ” để em bé phát triển. Vì vậy mà dạ dày càng phải làm việc cật lực với lượng thức ăn quá tải, dẫn đến tình trạng đau dạ dày.

Bà bầu bị đau dạ dày cần ăn uống thanh đạm với lượng thức ăn phù hợp - Ảnh minh họa: Internet

Đây chính là nguyên nhân mà các bác sĩ khoa sản trên Erbohui khuyên mẹ bầu cần có chế độ ăn uống khoa học, giảm lượng thực phẩm đúng mức, nhất là các món nhiều đường. Ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa là biện pháp lý tưởng đối với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế thức ăn cay nóng để giảm kích thích cho niêm mạc dạ dày.

Trong thời gian dạ dày bị đau nhiều, thức ăn nên chế biến thanh đạm là chủ yếu, sau khi tình trạng tốt hơn mới dần dần tăng các món giàu dinh dưỡng và nhiệt lượng

Áp dụng tư thế ngủ phù hợp    

Khi dạ dày bị đau dữ dội khiến mẹ khó chịu, có thể ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi để cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt nếu dạ dày có xu hướng đau nhiều vào ban đêm, mẹ có thể uống thuốc kháng dịch vị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn để không bị ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp tiêu hóa tốt hơn và hạn chế đau dạ dày cho mẹ bầu - Ảnh minh họa: Internet

Đừng quên vận động thể chất

Trong khoảng 30 phút sau bữa ăn, mẹ bầu không nên lập tức nằm ngủ, có thể nhẹ nhàng tản bộ ở nơi thoáng đãng, ít người để hỗ trợ chức năng tiêu hóa của dạ dày. Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện động tác như sau:

Đứng thẳng hai chân dang rộng bằng vai, hai tay đặt lên đầu gối và hơi khom người về trước, hít sâu một hơi. Sau đó từ từ thở ra để đẩy khí từ phổi ra ngoài, đồng thời hơi thu cơ bụng lại. Duy trì như thế trong 5 đến 20 giây rồi trở lại tư thế đứng thẳng ban đầu. Lặp lại khoảng 4 đến 7 lần như thế sẽ có tác dụng giảm táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa.

Nguồn: https://www.erbohui.com/huaiyun/yzq/2927.html