Tân sinh viên choáng khi học không hiểu gì, chỉ sợ trượt môn
Ngày nhận được thông báo trúng tuyển, Minh Khoa tỏ rõ sự háo hức khi được bước vào môi trường sống và học tập mới.
Dù đã chuẩn bị tinh thần học đại học không nhàn, song nam sinh vẫn "choáng" với nội dung và độ khó của một số môn học, thậm chí "không hiểu gì" sau mỗi giờ lên lớp.
Không riêng Khoa, lên đại học, khi cùng lúc tiếp xúc với nhiều môn học mới mà mình chưa từng học trước đây, nhiều tân sinh viên cảm thấy "ngợp" và khó thích nghi ngay.
Học không hiểu gì, chỉ sợ trượt môn
Minh Khoa kể học kỳ đầu tiên, cậu học 5 học phần gồm Hóa học đại cương, Toán cao cấp, Triết học, Sinh học đại cương và Giáo dục quốc phòng.
Các môn học, nam sinh vẫn cảm thấy tiếp thu được kiến thức và duy trì ở mức ổn. Duy chỉ có môn Toán cao cấp, Khoa nói "học không hiểu gì", dù trước đó trúng tuyển vào trường bằng khối B00 (Toán, Hóa, Sinh).
Nam sinh đánh giá môn học này có khối kiến thức nặng, đòi hỏi tư duy thật tốt thay vì học thuộc lòng. Học được vài buổi, dù về nhà vẫn xem lại kiến thức, làm bài tập, hỏi bạn bè, song Khoa chỉ hiểu vài phần, luôn sợ sẽ trượt môn học này nếu tình hình không cải thiện.
Bên cạnh đó, Khoa cho biết thời gian học mỗi môn có thể kéo dài 3-5 tiết, do vậy, khối lượng kiến thức cần thu nạp rất lớn. Trong khi đó, tốc độ giảng bài của một số giảng viên lại nhanh. Nếu mất tập trung hay chểnh mảng, sinh viên rất dễ tụt lại phía sau.
Nam sinh cũng nhận định chương trình đại học yêu cầu sinh viên phải chủ động, tự học, tự nghiên cứu, nhưng việc tìm kiếm tài liệu của tân sinh viên khó khăn do không biết tìm ở đâu.
Tương tự, Như Ý (sinh viên năm nhất tại Cần Thơ) cũng bối rối khi không biết phương pháp học tập của mình có đúng không.
Ý kể ở bậc phổ thông, em chỉ cần học trên lớp và về nhà đọc qua là hiểu bài nhưng đại học thì khác. Với khối kiến thức đồ sộ, cô phải tìm hiểu trước khi học. Điều này Ý rút ra sau vài tuần học đầu tiên. Tuy nhiên, nữ sinh vẫn lo bởi mới học thời gian ngắn, về lâu dài, không biết phương pháp này có hiệu quả không.
Tương tự Khoa, Ý cho hay lên đại học, nữ sinh cũng "sốc" khi có môn học, số lượng sinh viên lên tới hàng trăm người. Ý học mà chỉ nghe tiếng giảng viên qua loa, mic, chứ không thấy thầy cô đâu vì quá đông.
"Đại học sẽ không còn việc thầy cô xuống tận nơi giảng bài hay nhắc lại nội dung nếu mình lỡ mất tập trung không nghe giảng", nữ sinh cho hay mất vài tuần, cô mới có thể bắt nhịp với môi trường học mới.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.