Tận mắt thấy chồng ghì chặt nhân tình trong nhà nghỉ, vợ choáng váng suýt ngất khi biết được danh tính của 'trà xanh'
Mẹ của Thương là bạn học từ nhỏ với chị, cả hai cùng sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo xa lắc xa lơ. Chị Thúy may mắn hơn mẹ của Thương bởi gia đình có điều kiện nên chị được đầu tư ăn học tử tế. Năm 18 tuổi, đỗ đại học, chị ra Hà Nội theo đuổi sự nghiệp học hành, còn mẹ Thương lên xe hoa về nhà chồng.
Ông bố nghiện ngập rồi rượu chè, cờ bạc nên sinh bệnh nặng và qua đời từ khi Thương còn nhỏ tuổi, để lại cho vợ con một khoản nợ kha khá và một căn nhà không thể tồi tàn hơn. Thương lớn lên trong nghèo khổ và thiếu thốn.
Thương bạn, chị Thúy luôn tìm cách giúp đỡ hai mẹ con. Lúc đồng quà, tấm bánh, rồi quần áo, chị thăm hỏi mẹ con Thương thường xuyên.
Ngày Thương 15 tuổi, về quê thấy cô bé đã bỏ học, cảnh nhà nghèo nàn, chị Thúy ngỏ lời với bạn đưa Thương ra thành phố. Trước mắt, Thương sẽ giúp việc nhà cho chị để lấy tiền gửi về cho mẹ, sau đó chị Thúy sẽ tạo điều kiện cho Thương học hết cấp ba, kiếm cái bằng tốt nghiệp để sau này đỡ cực.
Cũng bắt đầu từ đó, Thương lên thành phố sống với vợ chồng chị Thúy. Cơm gạo thành phố giúp cô bé lớn phổng phao xinh đẹp, từ lúc nào bộ ngực đã đầy đặn và đôi chân dài thẳng tắp.
Cô bé chăm chỉ, biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và đặc biệt nấu ăn rất ngon. Biết chồng chị Thúy thích món gì, Thương sẽ làm nhiều hơn và đặc biệt những món đó nấu rất công phu, ngon chẳng khác gì ngoài hàng. Quần áo của chồng chị Thương được "cô hầu gái" chăm chút, là ủi phẳng lì, thơm phức. Nghĩ đó là trách nhiệm của Thương nên chị Thúy không để tâm lắm, bởi công việc đã choáng hết thời gian của chị rồi.
Một ngày nọ, Thương xin chị thôi không làm nữa. Cô bé đã tốt nghiệp cấp ba và xin được làm công nhân ở nhà máy may nên muốn ở riêng với bạn cho tự lập. Nghĩ hợp lý nên chị Thúy đồng ý ngay.
Sau khi cô bé đi rồi, chị thấy chồng chị lạ lắm, tối ôm điện thoại chát chít nhiều hơn, chị tưởng anh vì công việc bận bịu nên không có ý kiến gì. Nhưng sau đó, chị thấy anh đi công tác triền miên, lại có nhiều biểu hiện khác lạ như lạnh lùng và cộc cằn hơn với chị, về nhà thì chê nọ chê kia, món mặn món nhạt.
Cái kim trong bọc tới ngày lộ ra. Rồi cuối cùng sự thật đã tỏ: Chồng chị và Thương đã qua lại từ rất lâu mà chị không hề biết.
Chị gạt nước mắt tìm gặp Thương. Nhìn cô bé trẻ trung trước mặt mà chị thấy đau lòng vô cùng. Tại sao cảnh đời trớ trêu vậy. Cuộc đời Thương đáng lẽ phải được hạnh phúc và sung sướng, vậy tại sao cô bé lại tìm đến con đường này. Bất giác, chị thấy thương mình, vì chủ quan sơ suất mà chị đẩy gia đình đến cảnh này.
Chị Thúy gọi điện ngay cho cô bạn cũ - mẹ Thương kể rõ sự tình, Thương sau đó được mẹ yêu cầu về quê.
Còn chồng chị, anh đã giẫm đạp lên tình cảm của chị và chắc chắn phải mất nhiều thời gian nữa thì vết thương ấy mới lành được.
Có ai chắc anh ta không gặp “trà xanh” nữa không?
Khánh kiệt kinh tế, tôi mang bán vàng cưới rồi 'ngượng chín mặt' khi ông chủ tiệm vàng nghiêm mặt...
Tôi mệt mỏi quá, không ngờ chồng vẫn chứng nào tật ấy. Bây giờ chẳng biết đào đâu ra tiền, tôi cũng không còn mặt mũi nào nhìn bố mẹ nữa. Tôi nên làm gì vào lúc này đây?
Thấy chồng bỏ thang máy đi thang bộ, vợ theo dõi rồi ngỡ ngàng khi thấy đứa bé anh đón...
Tôi cũng không can thiệp vào nữa, dù sao tôi vẫn tôn trọng chồng. Thế rồi đợt này dịch, công ty của tôi cho ở nhà làm việc, tôi mới phát hiện một chuyện rất lạ.
Thấy hôm nào mẹ chồng cũng đòi ăn trứng luộc dầm nước mắm, dâu trẻ thắc mắc rồi 'bật khóc'...
Mẹ chồng em thật thà lắm, bà bảo do các con chẳng có tiền, mẹ lên thì thêm miệng ăn nên sợ bọn em tốn kém.
Coi thường chồng nghèo, vợ trẻ đòi ly hôn và tròn mắt với 12 chiếc túi đựng tiền anh giấu...
Vì vậy mọi người ạ, đã là vợ chồng, khi không thể tin tưởng và hỗ trợ nhau thì tốt nhất hãy giữ lại lòng chung thủy. Với người như vợ tôi, dù có quyết định lại 100 lần, tôi vẫn lựa chọn ly hôn.